15 cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
Cảm xúc trong đầu tư chứng khoán
Dưới đây là 15 cảm xúc trong đầu tư chứng khoán thường gặp nhất. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng sẽ tìm thấy mình trong những điều này.
1. Lạc quan
Lạc quan là bậc cảm xúc thường gặp đầu tiên trong đầu tư chứng khoán. Lúc này thanh khoản thị trường tăng, khối lượng giao dịch trong ngày lớn. Lực mua áp đảo, giá cổ phiếu tăng nhanh chóng càng làm thu hút dòng tiền. Nhà đầu tư vô cùng tích cực và lạc quan với các triển vọng sắp tới của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Các phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất hiện nay
Thao túng thị trường chứng khoán là gì, mức xử phạt bao nhiêu
Lạc quan cũng là cảm xúc thường thấy với các nhà đầu tư F0 tham gia thị trường. Họ có triển vọng tích cực ở tương lai với một số cổ phiếu. Điều này khiến họ phấn chấn và dẫn đến việc mua cổ phiếu.
2.Nghi ngờ
Sau thời gian dài tích luỹ, cổ phiếu vào giai đoạn tăng nhẹ. Nhiều nhà đầu tư cảm thấy phấn chấn, muốn mua cổ phiếu ở vùng giá này. Tuy nhiên họ vẫn còn nghi ngờ, không biết mã cổ phiếu có thực sự tăng giá hay chỉ là nhịp hồi ngắn hạn. Do đó, nhiều người sẽ chần chừ chưa mua cổ phiếu ở giai đoạn này mà tiếp tục quan sát xu hướng tiếp theo.
Bên cạnh đó, có những nhà đầu tư chịu ảnh hưởng nặng nề từ những thua lỗ trước đó, tạo ra những vết thương lòng. Họ bắt đầu nghi ngờ thị trường, cho rằng xu hướng lên hiện tại chỉ là “bẫy”, rồi sau đó sẽ giảm xuống ngay. Đây là một trong những cảm xúc trong đầu tư chứng khoán phổ biến nhất.
3.Hi vọng
Những nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nhận ra xu hướng tăng của thị trường theo chu kỳ. Nhất là với những mã cổ phiếu theo dõi trước đó. Lúc này, họ bắt đầu mua vào các cổ phiếu có tiềm năng và hy vọng nó sẽ tăng giá trong tương lai gần.
4.Niềm tin
Bên cạnh sự lạc quan, các nhà đầu tư còn có niềm tin khi đầu tư vào bất kỳ loại chứng khoán nào đó. Sau khi một số mã cổ phiếu trước đó đã mang về cho họ lợi nhuận, họ tiếp tục xem xét và đặt niềm tin vào thị trường.
Họ tiếp tục kỳ vọng vào tiềm năng của doanh nghiệp cũng như cổ phiếu doanh nghiệp đó trong tương lai. Tin rằng nó sẽ tiếp tục mang đến lợi nhuận như ý. Vì vậy, họ sẵn sàng đổ thêm tiền vào danh mục đầu tư và mua thêm cổ phiếu.
5. Cảm xúc
Cảm xúc trong đầu tư chứng khoán là yếu tố rất quan trọng. Các nhà đầu tư thành công thường là những người làm chủ được cảm xúc của mình. Từ đó họ đưa ra các quyết định hợp lý và hiệu quả.
Xem thêm:
Cách đầu tư chứng khoán chi tiết nhất cho người mới bắt đầu
Các loại thuế và phí khi đầu tư chứng khoán
Có giai đoạn nhiều tin tức tích cực được đưa ra, mang lại cảm xúc tự tin cho nhà đầu tư. Nhưng sự tự tin về cảm xúc đôi khi lại rủi ro. Nhất là tâm lý chủ quan. Nhà đầu tư dễ dàng cho rằng mình thật tài giỏi, thông minh và đã sở hữu những mánh khoé riêng trong đầu tư. Cảm xúc này nếu phát triển thái quá, không kiểm soát sẽ dẫn đến thua lỗ.
6. Hưng phấn
Từ tự tin chuyển sang hưng phấn rất nhanh chính là cảm xúc trong đầu tư chứng khoán. Khi đạt được mức lợi nhuận vượt cả kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của mình.
Sau giai đoạn này, không ít nhà đầu tư dồn toàn bộ vốn liếng có được và dùng đòn bẩy margin để mua nhiều cổ phiếu hơn. Họ quên đi rủi ro và mong muốn mọi giao dịch đều có lợi nhuận. Và sự “trắng tay” cũng từ đây mà ra. Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ sẽ nhận ra đây là đỉnh sóng và thực hiện chốt lãi.
7. Thỏa mãn
Lúc này, thị trường bắt đầu có dấu hiệu đi ngang. Nhưng đa số nhà đầu tư F0 không nhận ra vì đang thỏa mãn với lợi nhuận có được một cách nhanh chóng. Tin tức hỗ trợ vẫn còn, dòng tiền tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư mua cổ phiếu ở giai đoạn này thường rơi vào tình trạng “đu đỉnh”.
8. Lo lắng
Khi thị trường bắt đầu xu hướng giảm, tài khoản của nhiều nhà đầu tư cũng giảm theo. Tâm lý lo lắng dần xuất hiện, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa dám đưa ra quyết định với danh mục của mình. Đây cũng là cảm xúc trong đầu tư chứng khoán thường gặp nhất.
9. Từ chối
Thị trường tiếp tục giảm, đi ngược với suy nghĩ, tài khoản âm, mức lỗ ngày một tăng. Nhưng nhà đầu tư không muốn cắt lỗ vì họ không tin thị trường đang bước vào giai đoạn phân phối. Họ vẫn tin vào khả năng hồi của thị trường sau vài nhịp điều chỉnh. Và từ chối rằng họ đã chọn những cổ phiếu không chất lượng.
10. Sợ hãi
Cho đến khi thị trường càng trở nên phức tạp và khó hiểu. Giá cổ phiếu rơi vào đà giảm nhiều phiên liên tiếp. Nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ một phiên rồi lại quay đầu giảm sâu tiếp. Nhà đầu tư bắt đầu lo sợ khi số vốn bỏ ra bị hao hụt từng ngày. Và họ nhen nhóm suy nghĩ rằng những cổ phiếu mình mua đang không đứng về phía mình, không mang lại lợi nhuận nữa.
11. Tuyệt vọng
Tài khoản âm, thậm chí quá nửa, lỗ hơn 50%. Lúc này cắt lỗ cũng không còn ý nghĩa, nhà đầu tư rơi vào tuyệt vọng. Họ bắt đầu hành động thiếu suy nghĩ. Họ dễ dàng mua mọi ý tưởng đầu tư trong khả năng, với hi vọng được hòa vốn (về bờ).
12. Hoảng loạn
Thị trường đã bước vào giai đoạn xuống giá (thị trường con gấu). Nhiều tài khoản bị gọi ký quỹ (call margin) rồi bán giải chấp. Điều này chắc chắn dẫn đến tâm lý hoảng loạn đối với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên lúc này họ đã mất mát quá nhiều cho những dự định tiếp theo.
13. Bán tháo
Rơi vào hoảng loạn là cảm xúc trong đầu tư chứng khoán thường gặp. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu bất chấp mức giá thấp. Chính điều này càng khiến cho thị trường xuống giá hơn.
14. Chán nản
Thị trường tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm, ảm đạm. Nhà đầu tư cảm thấy không còn hi vọng về bờ. Tâm trạng trở nên chán nản, tiêu cực. Nhiều người bất mãn có thái độ và lời lẽ không hay về doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp và thị trường. Họ cho rằng thị trường chứng khoán là canh bạc, không phải kênh đầu tư. Nhưng kỳ lạ thay, đây mới là giai đoạn mua tốt nhất.
16. Mất niềm tin
Thị trường chứng khoán không còn là một kênh đầu tư yêu thích. Dòng tiền dần chuyển sang các kênh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư dễ dàng hoang mang và hoàn toàn đánh mất niềm tin vào chứng khoán. Nếu là nhà đầu chuyên nghiệp, giai đoạn 15 và 16 sẽ là thời điểm lý tưởng để “bắt đáy”, khởi đầu cho giai đoạn nghi ngờ.
Kiểm soát cảm xúc trong đầu tư chứng khoán
Kiểm soát cảm xúc trong đầu tư chứng khoán là điều bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần lưu ý. Tâm lý dao động trước biến động của thị trường có thể dẫn đến thất bại nặng nề trong đầu tư.
Chìa khoá của thành công trong đầu tư
Nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu khi thấy thị trường quá phấn khích, tăng nóng, dễ dẫn đến hiện tượng FOMO. Đồng thời cũng cần tránh bán những cổ phiếu đang có khả năng tăng trưởng tốt chỉ vì thấy thị trường có dấu hiệu bán tháo.
Kiểm soát cảm xúc trong đầu tư là chìa khóa giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định giao dịch đúng đắn.
Tránh được hậu quả từ biến động lớn của thị trường
Kiểm soát cảm xúc trong đầu tư có thể giúp nhà đầu tư tránh các phản ứng và hành động xảy ra do tâm lý lo sợ hay phấn khích quá mức. Nhà đầu tư thành công là những người hiểu rõ và tận dụng cảm xúc như một phần tạo nên những lần giao dịch bất bại.
Nhưng đây lại là điều mà các nhà đầu tư F0 ít coi trọng và thường bỏ qua. Từ đó dẫn đến quyết định giao dịch sai lầm. Các cảm xúc mà nhà đầu tư cần tránh bao gồm tự tin quá mức, phấn khích, nóng vội, sợ hãi và tham lam. Các yếu tố cảm xúc này sẽ tác động lớn đến quyết định mua bán khi thị trường có biến động lớn.
Tránh đi vào các “vết xe đổ”
Kiểm soát cảm xúc trong đầu tư giúp nhà đầu tư tránh việc đi vào các vết xe đổ. Tránh rơi vào tình trạng thâm hụt nguồn vốn. Nhà đầu tư có tâm lý vững vàng sẽ xác định được thời điểm thích hợp để nắm giữ cổ phiếu hay chốt lời. Nhờ đó, tránh được tác động của tâm lý đám đông, dễ dàng nhận ra cơ hội từ những tín hiệu của thị trường. Thay vì mua hay bán một cổ phiếu chỉ vì nó đang tăng nóng hay đã hết nhịp tăng.
Dù vậy, kiểm soát cảm xúc trong đầu tư là điều rất khó. Ngay cả với những nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng không tránh khỏi cảm xúc thái quá. Bởi trong khung thời gian giao dịch, nhà đầu tư phải tiếp nhận nhiều thông tin và chứng kiến sự biến động tăng giảm của thị trường hoặc ở 1 nhóm cổ phiếu nhất định. Chính những điều này khiến tâm lý bị chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và lợi nhuận đầu tư.