Thứ Năm 23/09/2023

Ngành bán lẻ chạm đáy, kỳ vọng gì vào cuối năm 2023?

Ngành bán lẻ trong nửa đầu năm 2023 chứng kiến sức mua yếu ớt vì những ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế. Lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành đều sụt giảm và chạm đáy. Nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Vậy các doanh nghiệp bán lẻ có thuận lợi gì để kỳ vọng gặt hái lợi nhuận trong những tháng cuối năm 2023. Hãy cùng GM Invest tìm hiểu trong bài viết sau.

GM Invest

Ngành bán lẻ chạm đáy, kỳ vọng gì trong nửa cuối năm 2023?

Lợi nhuận ngành bán lẻ chạm đáy đầu năm 2023

Tính đến nửa đầu năm 2023, VN-Index đã tăng 11,2%, trong khi các cổ phiếu bán lẻ giảm -1,3%. Giá cổ phiếu trong ngành bán lẻ diễn biến kém tích cực hơn do lợi nhuận suy giảm trong nửa đầu năm 2023.

Tuy nhiên, theo SSI cho rằng lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp ngành bán lẻ có thể đã chạm đáy trong nửa đầu năm 2023. Xét về giá trị tuyệt đối và các doanh nghiệp bán lẻ đang trên đà phục hồi. Kỳ vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tích cực trở lại từ Q4/2023 đến năm 2024.

Mảng ICT & CE (thiết bị truyền thông, điện thoại và điện máy) tăng trưởng lợi nhuận âm.

Nhu cầu các sản phẩm ICT & CE đang trở lại mức bình thường trong khi trước đó đã ghi nhận doanh thu đột biến. Các doanh nghiệp chạy đua chiến lược cạnh tranh về giá làm cho biên lợi nhuận gộp giảm đáng kể. Quý 2/2023, Thế giới di động (MWG) giảm BLN gộp xuống chỉ còn 18.3% trong khi cùng kỳ năm trước là 21.3%. Công ty Petrosetco (PET) cũng ghi nhận BLN gộp giảm từ 8.46% xuống còn 3.31%.

Chiều ngược lại, Digiworld là đơn vị bán buôn, không tham gia cuộc chiến giá nên ghi nhận lợi nhuận. DGW tăng trưởng 5% so với quý 1. BLN gộp của DGW trong quý 2/2023 cải thiện lên mức 8%, so với con số cùng kỳ là 6%.

Mảng trang sức cũng ghi nhận nhu cầu tiêu thụ giảm nhưng không nhiều bằng mảng MCE.

Quý 2/2023 doanh thu thuần của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đạt 6,663 tỷ đồng. Giảm 17.4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp giảm 16.7% xuống còn 1,207 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 8.8% xuống còn 335 tỷ đồng, giảm so với mức nền cao kỷ lục cùng kỳ 2022. Tính đến cuối Q2/2023, PNJ đã mở mới 21 cửa hàng ở cả đô thị lẫn nông thôn.

Doanh thu bán lẻ của PNJ không giảm nhiều như doanh thu của mảng ICT và CE. Vì các lý do có thể kể đến vàng được coi là sản phẩm tích trữ giá trị. PNJ tập trung vào phân khúc trung và cao cấp nên ít ảnh hưởng bởi nền kinh tế tăng trưởng chậm. Khách hàng của PNJ không phụ thuộc nhiều vào tín dụng để mua hàng và PNJ đã tăng thêm được thị phần.

Mảng bách hoá – Chuỗi Winmart và Winmart+ đang vươn lên dẫn đầu

WinCommerce đã mở thêm 152 cửa hàng chỉ trong 6 tháng đầu năm. Nâng tổng số điểm bán lên 3,511 địa điểm trên toàn quốc cho cả siêu thị mini và siêu thị. Chuỗi cửa hàng ngành bán lẻ này cũng đã lấn Bách hoá xanh về số lượng cửa hàng. 106 cửa hàng WIN đạt mức tăng trưởng doanh số bán hàng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu 6 tháng đầu năm của chuỗi Bách hóa Xanh ghi nhận đạt 13,600 tỷ đồng. Tăng 7% so với cùng kỳ. Doanh thu từ kênh online tăng 11%.

Triển vọng nhóm ngành bán lẻ cuối năm 2023

Việt Nam vẫn là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân. Được xếp vào nhóm các quốc gia có tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh và tốc độ đô thị hóa nhanh.

Tình hình tăng trưởng GDP ở Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam nằm trong nhóm top đầu trên thế giới. Kể cả trong năm 2022 bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 8.02%. 

Theo các chuyên gia World Bank, tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam sẽ đạt 4.7%. Có phần chậm lại so với năm 2022 trước bối cảnh GDP toàn kinh tế thế giới có thể giảm xuống còn 2.1%. Trong 2 năm tiếp theo mức tăng trưởng sẽ cao hơn. Dự kiến đạt 5.5% trong năm 2024 và khoảng 6% vào năm 2025.

Vấn đề lạm phát được Việt Nam kiểm soát ở mức tương đối tốt trong nửa đầu năm 2023. Khi ghi nhận mức lạm phát cơ bản 4.33%. Dự báo trong nửa năm còn lại giá hàng hoá sẽ có phần giảm. Điều này sẽ kích thích nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, tăng doanh thu ngành bán lẻ.

Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD. Dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội GDP.

Tiềm năng và thách thức ngành bán lẻ cuối năm 2023

Hiện tại Việt Nam có 8 phân khúc chủ yếu có sự góp mặt của các nhà bán lẻ lớn. Với tốc độ đô thị hóa nhanh thì các phân khúc này đã len lỏi về khu vực tỉnh huyện địa phương. Đồng thời việc thay đổi thói quen mua sắm của người dân cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngành bán lẻ hiện đại cạnh tranh sòng phẳng với các cửa hàng, chợ truyền thống.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng sẵn có, việc tăng cường hợp tác kinh tế với các nước lớn đang là một trong những thách thức lớn cho các doanh nghiệp ngành bán lẻ quốc nội. Việc này sẽ tạo cơ hội cho các “ông lớn” ngành bán lẻ gia nhập vào thị trường Việt Nam.

Như mảng siêu thị, TTTM: có Aeon – Nhật Bản, Lotte – Hàn Quốc, Crescent mall – Đài Loan; mảng bán thiết bị điện tử: Apple đã có Apple Store online;… Dẫn đến “miếng bánh ngành bán lẻ” sẽ tiếp tục xé nhỏ ra từng phần, nếu như các doanh nghiệp quốc nội không đủ tiềm lực sẽ bị loại khỏi cuộc chiến này.

Cùng tác giả

thị trường chứng khoán hôm nay 17-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 17/07/2024

Thị trường chứng khoán có lượng mua tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng nên chỉ số chung VN-Index giữ được sắc xanh, trong đó VN30...
thị trường chứng khoán hôm nay 16-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 16/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch trầm lắng với mức thanh khoản khá thấp. Hiện tại, một số đại diện ngành Điện được hưởng...
thị trường chứng khoán hôm nay 09-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 09/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co quanh vùng 1280, thanh khoản có cải thiện do lượng bán mạnh tay vào rổ VN30 nhưng luôn...