Thứ Năm 15/09/2023

Cổ phiếu GVR: Nhận định cổ phiếu và tiềm năng tăng trưởng

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ghi nhận sự phục hồi của mảng cao su. Ngoài ra, tập đoàn có tiềm năng phát triển mạnh lĩnh vực BĐS khu công nghiệp.

Phước Trần

Tình hình kinh doanh

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP, quý 2/2023 doanh nghiệp ghi nhận 4,272 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 23% svck. Trong đó, doanh thu từ chế biến gỗ đạt 544 tỷ VND, ghi nhận mức giảm lớn nhất (-53% svck). Doanh thu mảng cốt lõi cao su cũng giảm nhẹ 3% svck đạt 3,129 tỷ VND. LNST của GVR quý 2/2023 đạt 717 tỷ VND (-40% svck).

Lũy kế 6 tháng đầu năm, GVR lần lượt đạt 8,303 tỷ đồng doanh thu (-20% svck) và 1,460 tỷ đồng LNST (-41.4% svck).

Các lĩnh vực hoạt động của GVR đều gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt lĩnh vực cao su (chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu) giá bán giảm mạnh trong quý 1 và quý 2 vừa qua. Mảng chế biến gỗ cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu suy giảm, các doanh nghiệp trong ngành này cũng rơi vào tình trạng “đói đơn hàng”.

Biểu đồ giá cao su thế giới tăng trở lại từ quý 3/2023
Biểu đồ giá cao su thế giới

Tiềm năng hiện tại

KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 (NTC-3) đã được chính quyền giao đất vào tháng 5 vừa qua, kỳ vọng sẽ đóng góp vào nguồn thu của GVR trong giai đoạn 2024 – 2025.

Quỹ đất cao su cực kỳ lớn với việc quản lý hơn 293,000 ha là lợi thế của GVR trong cuộc đua ở mảng BĐS Khu công nghiệp.

Việc Trung Quốc mở cửa, kích thích nền kinh tế gần đây đã giúp cho giá cao su có bước hồi phục mạnh. Điều này sẽ giúp GVR ghi nhận tăng trưởng doanh thu trong nửa cuối năm 2023 so với đầu năm.

Triển vọng

Quỹ đất KCN của GVR trên tổng số gần 21,000 ha dự kiến sẽ được chuyển đổi thành khoảng 6,000 ha đất KCN trong giai đoạn 2023 – 2030.

Tham vọng dài hạn hơn của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là chuyển đổi 100,000 ha sang phát triển khu công nghiệp.

Rủi ro

Vấn đề pháp lý là rủi ro lớn nhất đối với mảng kinh doanh BĐS KCN khi GVR có quỹ đất lớn nhưng chưa thể chuyển đổi sang mục đích mở khu công nghiệp, đa số các dự án KCN sắp tới của GVR đang vẫn chờ phê duyệt của tỉnh. Việc mở khoá quỹ đất này sẽ mất thời gian và cần có quy hoạch cụ thể từ Chính phủ và chính quyền các cấp.

Mảng cao su và gỗ chịu rủi ro đến từ nhu cầu suy yếu hơn so với kỳ vọng do nền kinh tế thế giới đang ghi nhận tăng trưởng âm. Người dân thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm các tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, nội thất và phương tiện đi lại (xe ô tô).

Kết luận

Hoạt động kinh doanh sẽ có sự giảm sút đáng kể so với năm 2022, tuy nhiên giai đoạn cuối năm sẽ bắt đầu có sự phục hồi so với đầu năm nhờ cải thiện về mặt giá cả cao su.

Trước mắt trong năm tới, kỳ vọng sẽ đưa Nam Tân Uyên 3 vào hoạt động và ghi nhận doanh thu – đây là nguồn thu chính cho giai đoạn 2024 – 2027 ở mảng BĐS KCN.

Xét về dài hạn, GVR sẽ phụ thuộc vào thời gian phê duyệt các dự án KCN cũng như tiến độ giải phóng mặt bằng.

Cùng tác giả

thị trường chứng khoán hôm nay 04-10-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 04/10/2024

Thị trường chứng khoán có phiên bán mạnh ngày hôm qua, kéo chỉ số VN-Index giảm gần 10 điểm về dưới mốc 1280. Thanh khoản có...
thị trường chứng khoán hôm nay 01/10/2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 01/10/2024

Chỉ số VN-Index tiếp tục giằng co quanh vùng đỉnh của năm, thanh khoản có phần giảm so với phiên cuối tuần trước nhưng vẫn duy...
thị trường chứng khoán hôm nay 30-09-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 30/09/2024

Thị trường chứng khoán giằng co trong phiên cuối tuần trước, có lúc nhóm ngân hàng kéo chỉ số tăng hơn 8 điểm chạm mốc 1300...