Nhận định nhanh cổ phiếu PTB (CTCP Phú Tài): Mảng kinh doanh đá hưởng lợi
Điểm nhấn
Hoạt động xuất khẩu Việt Nam đã bắt đầu phục hồi từ quý 2 vừa rồi, CTCP Phú Tài có thế mạnh ở mảng gỗ khi đạt chứng nhận FSC – tiêu chuẩn được hai thị trường châu Âu và Mỹ tin dùng khi biết nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm gỗ. Đây sẽ là lợi thế của PTB khi kinh tế thế giới khởi sắc hơn trong giai đoạn 2024 sắp tới.
Mảng kinh doanh đá hưởng lợi từ việc khách hàng Mỹ chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc, hơn nữa PTB đang sử dụng 80% công suất thạch anh với biên lợi nhuận gộp cao.
Kết quả kinh doanh
Doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh trong Q2/2023. PTB ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 1.4 nghìn tỷ đồng (giảm 22.3% svck) và 106.6 tỷ đồng (giảm 32.9% svck) trong Q2/2023. Trong đó, doanh thu từ mảng gỗ (trong đó 65%-70% doanh thu đến từ thị trường Mỹ) giảm 26.5% svck, do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm gỗ trong nhà và ngoài trời tại thị trường Mỹ giảm do áp lực lạm phát; Mảng đá (chiếm 32% tổng doanh thu) đạt 489 tỷ đồng doanh thu trong Q2/2023 (tăng 18.4% svck).
Góc nhìn kỹ thuật
Ngày 08/09/2023
Cổ phiếu PTB có sóng tăng từ tháng 11/2022 đến hiện tại và đang tiến lên Supply zone 62,000 – 65,000 và đây cũng là vùng target theo Fibonacci Extension 2.618. Kết thúc nến Weekly hiện tại dưới giá 55,600 thì sẽ hình thành bộ nến Evening star – tín hiệu cho một nhịp điều chỉnh.
Khung biểu đồ Daily, thanh khoản của PTB đang giảm dần qua các phiên gần đây khi tiệm cận vùng cung lớn. Bên cạnh đó, việc xuất hiện mô hình Outside bar giảm đi kèm với volume lớn cho thấy lực bán đang chiếm ưu thế. Trường hợp, bên mua không giữ được vùng MA20 quanh 55,600 thì PTB sẽ về vùng Base 51,500 – 54,900, cũng vừa là vùng POC của nhịp tăng từ cuối năm trước đến hiện tại, để tạo vùng tích luỹ mới.
=> Các vị thế đã mở đối với PTB thì nên quản trị tại vùng 55,600, mục tiêu trước mắt là vùng giá 62,000.