Cập nhật nhanh: Cổ phiếu ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu)
Góc nhìn doanh nghiệp
Thu nhập lãi ròng trong Q3/2023 là 6,2 nghìn tỷ đồng (-1% QoQ/ nhưng +3% YoY). Thu nhập lãi ròng trong 9T2023 tăng +9% YoY đạt 18,7 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng công bố NIM (LTM) là 4,11% (-3 điểm cơ bản YoY).
Trích lập dự phòng trong Q3/2023 đạt 521 tỷ đồng (-26% QoQ/ nhưng +476% YoY), nâng tổng trích lập dự phòng lên 1,5 nghìn tỷ đồng trong 9T2023 (so với việc ACB được hoàn nhập dự phòng 180 tỷ đồng trong 9T2022)
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng lên 1,2% (+14 điểm cơ bản QoQ/+19 điểm cơ bản YoY) và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống 93% (-12 điểm phần trăm QoQ/-42 điểm phần trăm YoY) do nợ xấu tăng. Ngân hàng cho biết tỷ lệ LLR giảm một phần là do việc giảm dự phòng cho các khoản vay liên quan đến Covid.
ACB vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu và LLR ở mức tốt, với hệ số CAR ổn định ở mức 12,8%.
Về mặt doanh nghiệp, ACB được đánh giá là một ngân hàng theo đuổi chiến lược rủi ro thấp nên biến động giá cổ phiếu có thể không mạnh như các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, điểm nổi bật của ACB đó là khả năng tăng trưởng lợi nhuận tương đối bền vững nên hoàn toàn có thể đưa vào list những cổ phiếu với góc nhìn đầu tư dài hạn.
Góc nhìn kỹ thuật
Cổ phiếu break and retest theo hành vi giá trenline hợp lưu với nhiều yếu tố hỗ trợ mạnh nên bật tăng lên vùng supply nên hiện tại các vị thế mua theo không còn an toàn cũng như tỷ lệ RR không tốt. Có thể chờ ACB vượt vùng cản 24.3, có pha retest các vùng đệm để tìm kiếm vị thế mới