Thứ Năm 22/01/2024

Căng thẳng Biển Đỏ: loạt cổ phiếu hưởng lợi

Căng thẳng Biển Đỏ làm gián đoạn tình hình vận chuyển. Gần 15% hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi được vận chuyển từ châu Á và vùng Vịnh bằng đường biển, đa phần là đi qua Biển Đỏ. Sự gia tăng trong chi phí vận chuyển có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu.

GM Invest

Căng thẳng Biển Đỏ gia tăng

Hiện tại, các hãng tàu lớn đã chuyển hướng các tàu đi một tuyến đường dài hơn quanh Mũi Hảo Vọng của Châu Phi. Tuyến đường này dài hơn khoảng 6,300 km và mất hơn khoảng 10 ngày vận chuyển so với tuyến đường cũ. Sự gia tăng trong chi phí vận chuyển có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu.

Căng thẳng Biển Đỏ

Cổ phiếu ngành nào hưởng lợi?

Chỉ số giá cước vận chuyển container đến Trung Quốc hiện đã tăng mạnh 124% so với trước đó. Điều này tương tự những gì đã xảy ra trong năm 2021. Nếu tình trạng căng thẳng tiếp tục diễn ra, nhiều khả năng giá cước container từ châu Á sang châu Âu, Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng, tạo áp lực lên lạm phát chung của thế giới. Như vậy, các doanh nghiệp hưởng lợi có thể kể đến là HAH, VSC, GMD.

Cổ phiếu ngành nào hưởng lợi?

Căng thẳng Biển Đỏ có thể làm tăng giá dầu và khí đốt. Lí do là vì, Theo Clarksons, công ty môi giới tàu biển, 10% lượng dầu vận chuyển bằng đường biển và 8% lượng khí LNG được vận chuyển qua kênh Suez; dầu vận chuyển đến châu Á bị chậm giao, ảnh hưởng nguồn cung; làm tăng phí bảo hiểm chiến tranh đối với việc vận chuyển hàng hóa. Nếu xung đột mở rộng sang eo biển Hormuz, gần Iran thì mức độ ảnh hưởng sẽ tăng hơn nữa.

Trong quá khứ, đã có nhiều lần Iran có các hành động đe dọa và tấn công các tàu chở hàng qua Eo biển Hormuz (gần Biển Đỏ). Và 2 lần gần nhất đều làm giá dầu Brent tăng như tháng 12/2011 (tăng 18%) và 7/2028 (tăng 15%). Các doanh nghiệp hưởng lợi là PVD, PVS, GAS, CNG.

Căng thẳng Biển Đỏ
Các doanh nghiệp hưởng lợi là PVD, PVS, GAS, CNG.

Do sự cố tại Suez, tình trạng thiếu hụt vỏ container rỗng đang diễn ra khi nhu cầu sử dụng container từ Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn ở mức cao. Các container chứa hàng bị trì hoãn tại các cảng ở Châu Âu và Hoa Kỳ do tình trạng tắc nghẽn tại cảng, đồng thời các tàu chở hàng bị kẹt ở Suez không thể mang container rỗng quay về Châu Á đúng lịch trình, gây tình trạng mất căn bằng cung – cầu container trên thị trường vận tải giai đoạn này.

Giá cước vận chuyển container từ Thượng Hải đến các thành phố lớn ở châu Âu và Mỹ đều tăng từ 8-25% trong 1 tháng qua. Chỉ số Container Thế giới của Drewry (DWCI) tăng 15% lên 3,072 USD/container 40ft trong tuần này và tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp hưởng lợi là HAH, VSC, HPG (mảng container).

Tình hình xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng

Căng thẳng Biển Đỏ đã tạo ra một tác động gián tiếp lên chi phí vận tải hàng không. Sự phục hồi của nhu cầu vận tải (CTK) đang diễn ra song song với việc thiếu hụt công suất vận tải (ACTK) ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, điều này đẩy chi phí vận tải lên cao.

Tình hình xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng

Các nhà bán lẻ đang xem xét việc chuyển sang vận chuyển hàng không như một giải pháp. Nếu tình hình bất ổn tại Biển Đỏ tiếp tục, các công ty có thể tăng cường sử dụng dịch vụ vận tải hàng không để tránh gián đoạn hoạt động thương mại. Theo dữ liệu của Xeneta, giá cước giao ngay hàng hóa bằng đường hàng không trung bình toàn cầu đã đạt đỉnh 2.6 USD/kg vào tháng 12/2023. Với tình hình này, các hãng hàng không Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi nhưng không đáng kể.

Đối với xuất nhập khẩu, sự gia tăng trong chi phí vận chuyển có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu. Các hãng tàu vận chuyển đã tăng phí do tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ, ảnh hưởng đến an toàn hàng hải và buộc họ phải điều chỉnh lộ trình, kéo dài thời gian vận chuyển.

Tuy nhiên, mức độ tác động đến cả ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam không quá lớn. Do giá trị xuất nhập khẩu sang châu Âu chiếm chỉ chiếm 15% tổng giá trị xuất nhập khẩu.

Mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang châu Âu như dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện có thể chịu ảnh hưởng do sự kết hợp giữa thời gian giao hàng kéo dài và giá cước tăng, chi phí bảo hiểm tăng, tạo ra rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đứng trước tình hình này, các nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn sang châu Âu nếu tình hình căng thẳng Biển Đỏ kéo dài.

Cùng tác giả

thị trường chứng khoán hôm nay 17-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 17/07/2024

Thị trường chứng khoán có lượng mua tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng nên chỉ số chung VN-Index giữ được sắc xanh, trong đó VN30...
thị trường chứng khoán hôm nay 16-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 16/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch trầm lắng với mức thanh khoản khá thấp. Hiện tại, một số đại diện ngành Điện được hưởng...
thị trường chứng khoán hôm nay 09-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 09/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co quanh vùng 1280, thanh khoản có cải thiện do lượng bán mạnh tay vào rổ VN30 nhưng luôn...