Thứ Năm 27/12/2023

Chỉ số ROA là gì, ý nghĩa của ROA trong đầu tư

Chỉ số ROA là gì. ROA (Return on total assets) tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Đây là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư nhìn ra mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản doanh nghiệp, biến số tài sản đó thành lợi nhuận. Để tính được chỉ số ROA, bạn cần nắm được lợi nhuận sau thuế trong bảng kết quả kinh doanh và tổng giá trị tài sản nằm ở bảng cân đối kế toán.

GM Invest

Cách tính chỉ số ROA là gì

Công thức: ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản

Chỉ số ROA là gì

Trong đó:
ROA (đơn vị: %): Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản 
Lợi nhuận sau thuế: Doanh thu trừ đi thuế và chi phí sản xuất (lợi nhuận ròng)
Tài sản: Vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ
Ví dụ: Công ty ABC có tổng giá trị tài sản là 1.000 tỷ, lợi nhuận sau thuế của công ty là 200 tỷ. Vậy ROA của công ty ABC là 20%.

Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì

Chỉ số ROA có ý nghĩa quan trọng với cả tổ chức tài chính, nhà đầu tư và chính bản thân doanh nghiệp. 

Đối với nhà đầu tư

Chỉ số ROA là một trong những chỉ số tài chính để các nhà đầu tư đánh giá lựa chọn cổ phiếu tốt. Doanh nghiệp có chỉ số ROA cao hơn so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực tức là có khả năng sinh lời tốt hơn.

Chỉ số ROA là gì
Chỉ số ROA là một trong những chỉ số tài chính để các nhà đầu tư đánh giá lựa chọn cổ phiếu tốt

Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu của các công ty này cũng sẽ cao hơn. Vì vậy theo dõi chỉ số ROA trong lịch sử hoạt động của các công ty sẽ giúp nhà đầu tư biết công ty đó có đang phát triển hơn không. 

Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai khi ROA của họ chưa quá cao thì đây là đối tượng đầu tư tuyệt vời bởi giá cổ phiếu của những công ty này đang ở mức thấp, cơ hội tăng trưởng cao và sẽ giúp các nhà đầu tư thu được một khoản lớn.

Đối với doanh nghiệp

Chỉ số ROA là chỉ số mà doanh nghiệp dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Dựa vào ROA, các nhà quản lý sẽ nhận thấy lợi nhuận ròng thu được từ số vốn bỏ ra ban đầu là bao nhiêu, điều đó cũng có nghĩa là chỉ số ROA càng cao càng chứng tỏ công ty đó đang hoạt động hiệu quả và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. 

Chỉ số ROA là gì
Chỉ số ROA là chỉ số mà doanh nghiệp dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh

Ví dụ: Công ty ABC thu về 100 triệu đồng lợi nhuận trong năm 2021 trên tổng số tài sản là 1 tỷ đồng, vậy công ty ABC có hệ số ROA = 10%.

Doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ số ROA làm yếu tố cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh. Để đánh giá ROA trên thị trường, chỉ số này thường được so sánh giữa các thời kỳ hoặc với các doanh nghiệp cùng quy mô trong lĩnh vực. Chỉ số ROA cao cho thấy đường hướng và chiến lược của công ty hiện tại đang đem lại hiệu quả, ngược lại ROA thấp là báo hiệu cho việc cần thay đổi chiến lược kinh doanh.

Với tổ chức tài chính- ngân hàng 

Đối với các tổ chức tài chính như ngân hàng, chỉ số ROA sẽ là căn cứ để đánh giá tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của một công ty để cân nhắc về quyết định cho vay vốn.

chỉ số ROA sẽ là căn cứ để đánh giá tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của một công ty

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 10 tỷ đồng, tổng tài sản là 50 tỷ đồng, khi đó tỷ lệ ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 100 tỷ đồng, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy, cùng mức lợi nhuận 10 tỷ đồng nhưng công ty A hiệu quả hơn.

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Không có một con số cụ thể cho câu hỏi này, chỉ số ROA tốt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 

Lĩnh vực hoạt động của công ty

Lĩnh vực khác nhau sẽ dẫn đến những đặc điểm khác nhau của cơ cấu tài sản và cách thức hoạt động. Các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng đòi hỏi tài sản cố định rất lớn nên ROA thường tương đối thấp. Những công ty thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng hay công nghệ thông tin lại có chỉ số ROA cao vì không đòi hỏi tài sản cố định lớn để hoạt động.

Chỉ số ROA là gì
Chỉ số ROA tốt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

So sánh ROA với kết quả trong quá khứ

Để tránh trường hợp ROA có xu hướng giảm sút nhưng vẫn cao hơn các đối thủ cùng ngành, các nhà đầu tư nên theo dõi để đưa ra đánh giá. Có thể doanh nghiệp đó đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn với chính nó trong quá khứ.

So sánh ROA các đối thủ cùng ngành

So sánh sẽ cho thấy tình hình phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh chung của thị trường và của riêng lĩnh vực hoạt động.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE là gì

Chỉ số ROE thường được các nhà đầu tư chú trọng hơn bởi nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cùng mức độ rủi ro cơ cấu tài sản. Tuy nhiên, nếu ROE nhưng ROA thấp là dấu hiệu đáng báo động về khả năng sử dụng nợ của một doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE là gì

Hai chỉ số ROA và ROE có mối quan hệ thông qua hệ số vay nợ, tức là nợ càng ít càng tốt. Trường hợp lý tưởng nhất là tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1.
Theo quy chuẩn quốc tế, một công ty nếu có chỉ số ROE > 15% và ROA > 7,5% tức là công ty đó có đủ năng lực tài chính.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác tình hình công ty, nhà đầu tư nên đánh giá chỉ số ít nhất trong vòng ba năm. Nếu trong khoảng thời gian này doanh nghiệp duy trì ROE trên 10% thì đây là một doanh nghiệp tốt. ROA trên 7,5% trong ít nhất ba năm cũng là dấu hiệu cho thấy một doanh nghiệp tiềm năng.

ROA là một chỉ số quan trọng đối với cả chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc nắm rõ chỉ số này sẽ giúp bạn đưa ra những nhận định đúng đắn hơn về kết quả kinh doanh.

Cùng tác giả

thị trường chứng khoán hôm nay 17-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 17/07/2024

Thị trường chứng khoán có lượng mua tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng nên chỉ số chung VN-Index giữ được sắc xanh, trong đó VN30...
thị trường chứng khoán hôm nay 16-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 16/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch trầm lắng với mức thanh khoản khá thấp. Hiện tại, một số đại diện ngành Điện được hưởng...
thị trường chứng khoán hôm nay 09-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 09/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co quanh vùng 1280, thanh khoản có cải thiện do lượng bán mạnh tay vào rổ VN30 nhưng luôn...