Chiến lược “Mua tin đồn – Bán tin tức”(Buy the Rumor – Sell the News) trong giao dịch chứng khoán
Chiến lược giao dịch “Mua tin đồn – Bán tin tức” (Buy the Rumor – Sell the News) là gì?
Chiến lược giao dịch “Mua tin đồn- bán tin tức” là chiến lược giao dịch mà nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi một tin tức tốt về thị trường hay doanh nghiệp nào đó được lan truyền. Nhà đầu tư kỳ vọng rằng điều tích cực sẽ xảy ra trong tương lai. Với niềm tin sau khi tin tức chính thức được công bố, cổ phiếu sẽ tăng giá và họ sẽ chốt lời với mức giá cao.
Đằng sau chiến lược giao dịch này là sự đánh cược vào dự đoán về niềm tin tăng giá của cổ phiếu thông qua tin tức hay các sự kiện sắp tới. Nhà đầu tư mua cổ phiếu dựa vào tin đồn hay còn gọi là giai đoạn “mua tin đồn”. Khi thông tin chính thức được đưa ra đúng với dự đoán, có nghĩa là tin đồn đã thành sự thật, họ “chốt lời” đậm. Tuy nhiên, nếu tin đồn không chính xác, nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro cao.
Ví dụ về chiến lược giao dịch “Buy the Rumor – Sell the News”
Một doanh nghiệp có mã chứng khoán ABC, lộ thông tin sắp tới sẽ phát triển một dự án “khủng”. Tin tức này được lan truyền một cách rộng rãi trên các diễn đàn, hội nhóm cộng đồng các nhà đầu tư tài chính. Các nhà đầu tư sau đó đổ xô vào mua cổ phiếu của doanh nghiệp này, với tâm lý muốn đi trước những người khác, kiếm khoản lợi nhuận lớn. Giai đoạn này, các nhà đầu tư đang nuôi hi vọng và giữ niềm tin dự án khi công bố sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ. Đây gọi là giai đoạn “mua tin đồn”.
Tìm hiểu thêm:
Đầu tư lướt sóng chứng khoán là gì?
Đầu tư giá trị chứng khoán là gì?
Copy trade là gì? Copy trade có an toàn không?
Trường hợp “tin đồn” về doanh nghiệp ABC là chính xác, dự án “có thật”, những nhà đầu tư từ sớm sẽ bán ra sau khi đã đạt được một khoản lợi nhuận lớn. Đương nhiên khoản lợi nhuận này sẽ lớn hơn những nhà đầu tư “mua tin đồn” chậm chạp và cả những người mua sau khi tin tức công bố. Đây là giai đoạn “bán tin tức”.
Chiến lược này phù hợp với ai?
Chiến lược giao dịch ngắn hạn này phù hợp với các nhà giao dịch ngắn hạn, những người luôn bám sát thị trường. Bởi dù tin tốt hay xấu thì các phản ứng đều mang tính ngắn hạn và giá cổ phiếu cũng diễn ra cực kỳ nhanh.
Với tâm lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao, các nhà đầu tư theo chiến lược giao dịch này thường có sẵn công cụ, bộ lọc để nhanh chóng thu thập tin tức, phục vụ cho quyết định giao dịch. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường cũng rất thích chiến lược này, bởi họ chưa có các phương pháp phân tích kỹ thuật.
Cũng vì tính rủi ro cao, chiến lược giao dịch “Buy the Rumor – Sell the News”không phù hợp với những nhà đầu tư yếu tâm lý. Nhà đầu tư dài hạn hoặc người không có thời gian, nguồn lực để theo dõi, phân tích các “tin đồn” một cách nhanh chóng cũng không phù hợp với chiến lược này.
Ưu, nhược điểm của chiến lược giao dịch “Buy the Rumor – Sell the News”
Mỗi chiến lược giao dịch đều có ưu và nhược điểm riêng, và “Buy the Rumor – Sell the News” cũng vậy.
Ưu điểm
Đơn giản và dễ thực hiện
“Buy the Rumors – Sell the News” được đánh gía là chiến lược giao dịch đơn giản và dễ thực hiện. Ngay cả với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán.
Nhanh chóng kiếm lời
Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu ở mức giá thấp ngay khi có tin đồn xuất hiện. Sau đó họ bán ra ngay khi giá cổ phiếu tăng thông qua tin tức được công bố. Điều này giúp họ có thể kiếm lợi nhuận một cách nhanh chóng.
Tận dụng được điều kiện thị trường
Chiến lược “Buy the Rumors – Sell the News” giúp nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận hấp dẫn. Điều này là nhờ tận dụng được tâm lý của nhà đầu tư và tác động của tin đồn đến giá của các cổ phiếu.
Nhược điểm
Rủi ro cao
Bên cạnh lợi nhuận hấp dẫn, chiến lược đầu tư “Buy the Rumor – Sell the News” cũng chứa đựng rủi ro cao. Điều này xảy ra khi nhà đầu tư mua vào các cổ phiếu có tin đồn không chính xác.
9 sai lầm phổ biến khi đầu tư chứng khoán
Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán và cách phòng tránh
Không thích hợp dài hạn
Chiến lược giao dịch này thường được áp dụng cho những kế hoạch đầu tư ngắn hạn, lướt sóng kiếm lợi nhuận. Nếu bạn muốn đầu tư dài hạn, có lẽ bạn chỉ nên dừng lại ở việc hiểu về chiến lược này chứ không nên áp dụng.
Trên đây là những chia sẻ và ví dụ về “Buy the Rumor – Sell the News” từ GM Invest. Hi vọng bạn đã nắm rõ về chiến lược giao dịch này để có thêm lựa chọn đầu tư phù hợp trong tương lai.