Cổ phiếu DPG: Nhận định cổ phiếu và tiềm năng tăng trưởng
Kết quả kinh doanh
Trong bối cảnh các mảng kinh doanh khác gặp nhiều khó khăn thì mảng sản xuất điện của CTCP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG) vẫn là động lực chính trong 06 tháng đầu năm khi đóng góp gần 81% cơ cấu lợi nhuận gộp và 25,6% cơ cấu doanh thu. Đáng chú ý, doanh thu và lợi nhuận của mảng sản xuất điện trong quý 1/2023 đã có sự sụt giảm lần lượt 13,8% và 19%, chủ yếu do điều kiện thủy văn không thuận lợi. Bên cạnh đó, mảng đầu tư bất động sản cũng bị sụt giảm mạnh đến 90% doanh thu, lợi nhuận. Được biết, năm 2023, DPG đưa ra kế hoạch trái chiều với doanh thu 3.436 tỷ đồng tăng 3,5% so với cùng kỳ) trong khi lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 287,6 tỷ đồng ( giảm 44,6%). Như vậy, 6 tháng đầu năm, DPG đã hoàn thành 33,7% kế hoạch doanh thu và 47,7% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2023.
Về cơ cấu tài sản, tại 30/6/2023, DPG có 947 tỷ đồng tiền và các khoản tiền gửi ngân hàng ( giảm 31,15% so với đầu năm), chiếm 15,7% cơ cấu tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn là gần 904 tỷ đồng (tăng 20,3% so với đầu năm) và chiếm 15% cơ cấu tổng tài sản. Đánh giá về tình hình kinh doanh của DPG, Công ty Chứng khoán ABS lưu ý là Công ty trích lập dự phòng rất thấp cho các khoản phải thu ngắn hạn, điều này có thể tiềm ẩn rủi ro nếu khách hàng gặp khó khăn về thanh toán.
Hiện hàng tồn kho của DPG tăng 20% so với đầu năm lên 1.312 tỷ đồng, chiếm 21,8% cơ cấu tổng tài sản. Đây chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong mảng xây lắp và bất động sản, tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức cao. Tại thời điểm 30/6/2023, tổng nợ vay của DPG là 2.587 tỷ đồng ( giảm 9% so với đầu năm). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức khá cao là 1,53 lần (đã giảm so với mức 1,89 của cùng kỳ năm trước).
Tiềm năng
Ngày 10/08, Tập đoàn Đạt Phương công bố thông tin trúng thầu dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bính và Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng, tổng giá trị hợp đồng hơn 1,174 tỷ đồng.
Trúng thầu gói thầu hơn 329 tỷ đồng xây mới cầu Cửa Lấp 2 và sửa chữa tăng cường cầu Cửa Lấp cũ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đánh giá về triển vọng lợi nhuận năm 2023 của DPG, mảng xây lắp vốn chiếm chủ đạo trong cơ cấu doanh thu của DPG, dự kiến sẽ khả quan hơn năm 2022 vì biên lợi nhuận kỳ vọng cải thiện khi giá nguyên vật liệu năm 2023 dự báo hạ nhiệt so với năm 2022.
Bên cạnh đó, DPG hưởng lợi từ việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công vì có tham gia một vài gói thầu Dự án cao tốc Bắc – Nam.
Rủi ro
Sức khỏe tài chính doanh nghiệp gặp vấn đề. Ông Lương Minh Tuấn – Chủ tịch CTCP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG) và ông Phạm Kim Châu – Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG) dùng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho khoản vay của công ty với số dư nợ gốc và tiền lãi cùng các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ số nợ gốc này tối đa là 18.141.000.000 VNĐ.
Có thể thấy, để đảm bảo các hoạt động kinh doanh và dòng tiền, DPG đã phải “trông cậy” vào việc đi mượn tài sản của cổ đông có trả phí để cầm cố cho khoản vay và phát hành trái phiếu. Nợ phải trả trên 60% nguồn vốn.
Đánh giá kỹ thuật
Vượt qua khỏi 36 là điểm sáng đầu tiên trên khung tuần của DPG. Nhờ đây mà GM Invest đã có khuyến nghị trước đó cho việc mua cổ phiếu và đạt móc chốt lãi thành công.
Nhìn rộng trên khung tuần, thì DPG vẫn nằm trong trend giảm dài hạn kéo dài từ tháng 11/2021. Và giá đang cách đỉnh cùng kỳ năm trước tầm 18-20% (móc 51.3). Nếu lần này thành công phá đỉnh thì vùng 49-51 này sẽ là móc hướng đến kỳ vọng cho DPG.
49-51 đồng thời cũng là cản kháng cự của đường kênh giá trục xoay của cổ phiếu. Nên việc hướng đến móc này vẫn có tỉ lệ thành công cao. Tuy vậy, nếu không có yếu tố break đỉnh – vượt 44 thành công thì DPG chỉ an toàn khi có vị thế dưới 36.