Crypto là gì, kiến thức cơ bản về thị trường Crypto
Crypto là gì
Crypto có nhiều chức năng khác nhau được sử dụng như một phương tiện lưu trữ giá trị, thanh toán và giao dịch hoặc có các ứng dụng khác như phần thưởng cho thợ đào, tham gia vào hoạt động của dự án.
Xem thêm:
Những sai lầm phổ biến khi đầu tư tiền ảo
Kinh nghiệm đầu tư tiền ảo cho nhà đầu tư mới
Bằng việc sử dụng hệ thống thuật toán mã hóa của công nghệ Blockchain, thông tin về các giao dịch Crypto sẽ được đảm bảo không thể bị thay đổi hay đánh cắp dưới bất kỳ hình thức nào.
Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Crypto nói riêng và tiền mã hóa nói chung là bất kỳ ai cũng có thể có khả năng tạo ra loại tiền này. Tuy nhiên, giá trị của một đồng Crypto sẽ được đánh giá thông qua việc nó có được cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi hay không. Đây là điểm khác biệt so với tiền pháp định được phát hành, định giá và kiểm soát giá trị bởi các chính phủ.
Sàn giao dịch Crypto là gì
Sàn giao dịch Crypto là nơi các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động mua bán, giao dịch tiền điện tử. Sàn này được xem như một nền tảng trực tuyến làm trung gian giữa các nhà đầu tư Crypto.
Theo thống kê của Coinmarketcap, hiện nay trên thế giới có hơn 300 sàn giao dịch Crypto với khối lượng giao dịch hàng ngày đạt mức gần 500 tỷ đô. Những con số này thể hiện được các hoạt động đầu tư Crypto trên các sàn giao dịch đang ngày càng trở nên sôi động hơn.
Hiện tại trên thế giới các sàn giao dịch Crypto sẽ được chia thành hai nhóm là sàn giao dịch tập trung và sàn giao dịch phi tập trung.
Sàn giao dịch tập trung (hay còn gọi là CEX): Là sàn giao dịch Crypto có bên thứ ba đóng vai trò kiểm soát và trung gian cho các hoạt động trao đổi Crypto. Để tham gia vào sàn này, các nhà đầu tư cần phải tạo tài khoản với ID và password riêng để truy cập vào sàn theo quy định về KYC (Know your customer) của chính phủ. Một số sàn giao dịch tập trung nổi tiếng trên thế giới như: Binance, Bittrex, BitMax,..
Sàn giao dịch phi tập trung (hay còn gọi là DEX): Là sàn giao dịch Crypto được thành lập và hoạt động một cách phi tập trung trên cơ sở nền tảng Blockchain.
Đặc điểm của thị trường Crypto là gì
Thị trường Crypto có những đặc điểm sau đây:
Đồng tiền được số hóa
Crypto là loại tài sản được số hóa, chỉ được giao dịch trên internet. Nhà đầu tư không thể trực tiếp cầm nắm như tiền giấy thông thường.
Tính phi tập trung
Thị trường Crypto không hoạt động như tiền thông thường và cũng không chịu sự chi phối của máy chủ trung tâm. Thay vào đó, Crypto được phân phối trên một mạng lưới (network) cùng với sự tham gia của rất nhiều máy tính ngang hàng. Hệ thống này được gọi là mạng lưới phi tập trung.
Tính chất ngang hàng
Với hình thức này, các nhà đầu tư sẽ trực tiếp giao dịch với nhau trên không gian trực tuyến mà không phải thông qua bên thứ ba. Nhờ đó tăng tốc độ xử lý đồng thời không mất phí.
Tính ẩn danh
Khi tiến hành các giao dịch tiền mã hóa, nhà đầu tư không cần phải cung cấp các thông tin cá nhân. Đồng thời, các giao dịch Crypto cũng không chịu sự quản lý của bất kỳ bên thứ ba nào nên khó có thể xác định danh tính của những người tham gia mua bán Crypto.
Không bị phụ thuộc
Tiền điện tử không chịu sự quản lý của các bên thứ 3. Do đó, nhà đầu tư có thể tự do kiểm soát tiền cũng như chủ động tiến hành các giao dịch trên hệ thống.
Tính toàn cầu
Do đồng tiền này không bị kiểm soát bởi cơ quan tại bất kỳ quốc gia nào, nên Crypto có thể được giao dịch mọi nơi trên thế giới. Cũng chính vì vậy, Crypto được xem là loại tiền tệ có tính chất phi quốc gia.
Các loại tiền điện tử phổ biến hiện nay
Theo thống kê của Coinmarket, hiện nay trên thế giới có hơn 3000 loại Crypto khác nhau. Sự phát triển ngày càng mạnh của thị trường này đã và đang chứng tỏ được vị thế và tiềm năng tăng trưởng, thu hút sự chú ý của lượng lớn nhà đầu tư.
Coin là gì
Coin là loại tiền điện tử được phát triển dựa trên nền tảng Blockchain độc lập. Đồng Coin có khả năng giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh toán, bảo mật thông tin, tài chính, phát triển ứng dụng,…
Token là gì
Đây là loại tiền được phát hành trên Blockchain, tuy nhiên Token không có Blockchain riêng mà sẽ hoạt động trên nền tảng các blockchain khác. Hiện nay, hầu hết các token thường sử dụng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20. Bên cạnh đó, một số token được phát triển trên nền tảng của Solana (SOL), Binance smart chain (BSC), Avalanche (AVAX),….
Bitcoin là gì
Bitcoin là loại tiền điện tử được phát hành dưới dạng mã nguồn mở. Bằng cách sử dụng giao thức ngang hàng, các giao dịch bằng Bitcoin được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận mà không cần đến sự tham gia của các bên trung gian.
Altcoin là gì
Altcoin được cấu thành bởi Alternative (Thay thế) và Coin. Altcoin là cụm từ dùng để chỉ tất cả các loại tiền mã hóa khác ngoài Bitcoin. Chức năng của Altcoin về cơ bản tương tự Bitcoin. Hiện nay, những loại altcoin phổ biến trên thế giới có thể kế đến như Ethereum, Tether, Litecoin,…
Rủi ro khi tham gia thị trường Crypto
Thị trường crypto bản chất là một thị trường tự do, không bị kiểm soát gắt gao bởi chính phủ, vì vậy thị trường tồn tại nhiều thực thể xấu. Nhưng ngược lại, đây cũng là nơi tồn tại nhiều ý tưởng sáng tạo, thu hút dòng tiền và tạo ra nhiều cơ hội.
Rủi ro người dùng
Một điểm khác biệt quan trọng của tiền điện tử so với tài chính truyền thống là không thể hoàn hoặc hủy bỏ một giao dịch sau khi đã được thực hiện. Điều này có nghĩa là việc mất passphrase/private key hoặc gửi tiền đến địa chỉ sai có thể dẫn đến việc mất tài sản.
Rủi ro quy định
Các quy định của tiền điện tử vẫn chưa rõ ràng, một số chính phủ đang cố gắng quy định chúng như chứng khoán, tiền tệ hoặc cả hai. Sự kiểm soát quy định đột ngột có thể gây khó khăn trong việc bán tiền điện tử hoặc gây sụt giá trên toàn thị trường.
Rủi ro quản lý
Sự thiếu rõ ràng về quy định đã tạo ra một môi trường thiếu sự bảo vệ chống lại những hành vi lừa đảo hoặc không đạo đức. Nhiều nhà đầu tư đã gặp mất mát đáng kể do các nhóm quản lý không thực hiện cam kết của mình.
Rủi ro bên thứ ba
Nhiều nhà đầu tư phải dựa vào sàn giao dịch hoặc các bên giám sát khác để lưu trữ tài sản của họ. Mất cắp hoặc mất mát từ một bên thứ ba có thể dẫn đến mất toàn bộ tài sản.
Rủi ro thao túng thị trường
Thao túng thị trường vẫn là một vấn đề lớn trong tiền điện tử, khi có những cá nhân, tổ chức và sàn giao dịch có thể thực hiện hành vi thao túng giá.
Mặc dù có những rủi ro này, tiền điện tử đã ghi nhận một bước nhảy vọt về giá trị, với tổng vốn hóa thị trường vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD.
Rủi ro lập trình
Nhiều nền tảng sử dụng các hợp đồng thông minh để kiểm soát việc chuyển đổi tiền gửi của người dùng. Nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro rằng sự cố lỗi hoặc lỗ hổng hệ thống có thể dẫn đến mất mát.