Thứ Năm 24/01/2024

Đường MA trong chứng khoán là gì, ý nghĩa của đường MA

Đường MA trong chứng khoán (hay còn gọi là Moving Average) là đường trung bình động, thể hiện biến động, chỉ báo xu hướng của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Mục đích chính của đường MA là theo dõi giá đang vận động theo xu hướng tăng hoặc giảm hay không có xu hướng. Đường MA được xem là chỉ bảo chậm, nó không có tác dụng để dự báo mà chủ yếu là sẽ vận động theo diễn biến giá đã được hình thành.

GM Invest

Đường MA trong chứng khoán là gì

Đường MA thường lấy các mốc phổ biến như 10, 20 ngày đối với MA ngắn hạn, 50 ngày cho trung hạn và 100 hoặc 200 ngày đối với dài hạn. Các đường trung bình sẽ có độ trễ nhất định so với giá (đặc biệt trong ngắn hạn).

Đường MA trong chứng khoán

Xem thêm:

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là gì

Tổng hợp thuật ngữ trong chứng khoán cho nhà đầu tư F0

Có mấy loại đường MA trong chứng khoán

Có ba loại đường MA trong chứng khoán phổ biến nhất được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Bao gồm Đường Simple Moving Average (SMA), đường Exponential Moving Average (EMA) và đường Weighted Moving Average (WMA).

Có mấy loại đường MA trong chứng khoán
  • Đường Simple Moving Average (SMA): là đường trung bình động đơn giản được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.
  • Đường Exponential Moving Average (EMA): là đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất. Do đó, EMA khá nhạy cảm với các biến động ngắn hạn, nhận biết các tín hiệu thất thường nhanh hơn đường SMA giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn trước các biến động giá ngắn hạn.
  • Đường Weighted Moving Average (WMA): là đường trung bình tỷ trọng tuyến tính, WMA sẽ chú trọng hơn vào các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Nghĩa là đường trung bình trọng số WMA sẽ đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn, quan tâm đến yếu tố chất lượng của dòng tiền.

Nên sử dụng đường MA nào

Sử dụng đường MA nào tốt hơn là thắc mắc của rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, câu trả lời là tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu sử dụng đơn lẻ, các đường MA ngắn – dài hạn sẽ là chỉ báo phù hợp để xác nhận xu hướng giá, tìm ra điểm thay đổi xu hướng.

Như ví dụ dưới đây, khi đường MA 20 tạo điểm cắt lên với các đường MA trung – dài hạn là MA 50, MA 100 và MA 200, điều này có thể là tín hiệu xác nhận xu hướng tăng.

Nên sử dụng đường MA nào

Ngược lại, khi các đường MA ngắn hạn tạo điểm cắt xuống với các đường dài hạn, điều này có thể là tín hiệu cho thấy xu hướng giá xuống.

Nên sử dụng đường MA nào

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể sử dụng đường EMA, WMA với khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch sau đó sử dụng đường SMA với khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quát. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo khác để đưa ra kết luận chính xác nhất có thể.

Ý nghĩa của đường MA trong chứng khoán

Đường MA có khả năng lọc nhiễu thị trường, làm nổi bật xu hướng dựa vào mức giá trung bình. Khi nhìn vào độ dốc của đường MA, nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh giá trị của cổ phiếu giữa các giai đoạn kể cả trong quá khứ, rồi dự đoán ra xu hướng tăng giảm của thị trường, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.

Ý nghĩa của đường MA trong chứng khoán

Giá trị đường MA tại một giai đoạn chính là sự kỳ vọng đầu tư của người chơi chứng khoán trong giai đoạn đó. Nếu giá cổ phiếu tại thời điểm mua lớn hơn giá cổ phiếu trung bình ở giai đoạn trước, có nghĩa là nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng cao hơn, cũng vì đó mà thị trường cổ phiếu có khả năng biến đổi tăng.

Vai trò của đường MA trong chứng khoán

Đường MA càng bám sát hoặc chuyển động giống đường giá, nghĩa là độ mượt càng thấp thì càng không thể dự đoán được xu hướng của giá. Tương tự, đường MA càng đi xa đường giá, nghĩa là quá mượt mà thì cũng khó xác định được xu hướng giá.

Vai trò của đường MA trong chứng khoán

Đường MA có độ trễ ngắn sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng giá kịp thời, xác định các điểm vào lệnh, điểm đóng vị thế tốt, tiềm năng lợi nhuận cao nhưng cũng nhiều tín hiệu gây nhiễu. Ngược lại, đường MA có độ trễ cao sẽ khiến nhà đầu tư khó có thể bắt kịp được xu hướng giá, lợi nhuận tiềm năng sẽ thấp hơn nhưng lại ít tín hiệu gây nhiễu.

Đường MA thể hiện biến động, chỉ báo xu hướng của thị giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định, nhà đầu tư sử dụng với mục đích chính là theo dõi giá đang vận động theo xu hướng tăng hay giảm hay đứng yên.

Ngoài ra, đường MA còn đóng vai trò là đường hỗ trợ và kháng cự động. Khi thị trường trong xu hướng tăng giá (uptrend) giá sẽ giảm điều chỉnh chạm vào đường MA thì lúc này đường MA sẽ trở thành đường hỗ trợ động. Ngược lại, xu hướng giá đang giảm (downtrend), giá có động thái tăng điều chỉnh, chạm vào đường MA rồi tiếp tục giảm, lúc này đường MA trở thành ngưỡng kháng cự động.

Cùng tác giả

thị trường chứng khoán hôm nay 17-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 17/07/2024

Thị trường chứng khoán có lượng mua tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng nên chỉ số chung VN-Index giữ được sắc xanh, trong đó VN30...
thị trường chứng khoán hôm nay 16-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 16/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch trầm lắng với mức thanh khoản khá thấp. Hiện tại, một số đại diện ngành Điện được hưởng...
thị trường chứng khoán hôm nay 09-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 09/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co quanh vùng 1280, thanh khoản có cải thiện do lượng bán mạnh tay vào rổ VN30 nhưng luôn...