Gemalink lập kỷ lục sản lượng xếp dỡ lên đến 30 ngàn TEU
Gemalink và kỷ lục sản lượng xếp dỡ tại Việt Nam
Tàu CMA CGM CHENNAI và CMA CGM CHILE thuộc hai tuyến dịch vụ SUEZ và JAX. Đây là hai tuyến dịch vụ trọng điểm của hãng tàu CMA CGM để kết nối hàng hóa từ châu Á đến bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.
“Siêng cảng” Gemalink chính thức đi vào khai thác từ ngày 9/1/2021. Cảng tổ chức đón chuyến tàu thương mại đầu tiên của hãng tàu CMA-CGM. Đến tháng 5/2021, cảng chính thức khai trương và khai thác thương mại.
Đến cuối năm 2021, công suất của cảng khai thác được đã đạt mức 80%. Đến cuối tháng 3/2022, Gemalink đã ghi dấu mốc son 1 triệu TEU thông qua cảng chỉ sau một năm vận hành. Gemalink trở thành cảng đầu tiên trong lịch sử ngành khai thác cảng Việt Nam thiết lập kỷ lục mới này.
Tính đến hiện tại, Gemalink đã đạt mức sản lượng xếp dỡ cao nhất tại Việt Nam. Và hiện chỉ có cảng Gemalink mới có đủ năng lực xếp dỡ cùng lúc 2 chuyến tàu có trọng tải lớn.
“Siêu cảng” được đầu tư mạnh
Dự án cảng Gemalink được chính thức khởi công xây dựng từ tháng 2/2019. Đây là một trong 19 cảng nước sâu trên thế giới có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay, lên đến 200.000 DWT.
CTCP Cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link là chủ đầu tư của dự án. Tổng vốn đầu tư của dự án tương đương 520 triệu USD, tương đương khoảng 12.200 tỷ đồng, bao gồm giai đoạn 1 là 330 triệu USD; giai đoạn 2 khoảng 190 triệu USD.
Từ khi hoạt động, “siêu cảng” này chú trọng đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, hạn chế phát thải. Phát huy việc sử dụng năng lượng tái tạo, phát động các dự án trồng tái tạo rừng và làm sạch môi trường biển.
Với những bước đi và hành động thiết thực, Gemalink tự tin đón được những chuyến tàu lớn nhất thế giới. Đồng thời sẵn sàng nắm bắt các cơ hội từ việc thiết lập tuyến hành lang vận tải biển xanh giữa các cảng biển tiềm năng của Việt Nam với các cảng Long Beach, Los Angeles…
Tình hình kinh doanh của Gemalink
Trong năm 2021, Gemalink chưa ghi nhận doanh thu trong khi vẫn phải thanh toán các chi phí hoạt động. Điều này khiến Gemalink lỗ lần lượt 29,1 tỷ đồng và 50,4 tỷ đồng.
Chịu lỗ trong những năm mới thành lập
Trong năm đầu đi vào hoạt động chính thức, Gemalink đã ghi nhận doanh thu 756,4 tỷ đồng. Sau khi trừ giá vốn hàng bán đơn vị này vẫn lãi gộp 355,3 tỷ đồng, biên lãi gộp ở mức 47%.
Do phải trả khoản chi phí lãi vay lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 306,6 tỷ đồng, cùng phí quản lý doanh nghiệp gấp đôi năm trước lên 99,2 tỷ đồng, Gemalink lỗ sau thuế 56,4 tỷ đồng.
Cuối năm 2021, khoản nợ vay tài chính ở mức 4.616 tỷ đồng, gần gấp đôi vốn chủ sở hữu là 2.271 tỷ đồng. Nợ vay tăng gần 40% so với năm 2020 và gấp gần 5 lần so với năm 2019. Lỗ lũy kế là 329,5 tỷ đồng do công ty được thành lập từ năm 2008 để chuẩn bị triển khai dự án, vốn góp chủ sở hữu là 2.601 tỷ đồng.
Tiềm năng phát triển của Gemalink
Mặc dù thua lỗ trong năm đầu đi vào hoạt động, tuy nhiên cảng Gemalink đã bắt đầu có lãi trong nửa đầu năm 2021. Tại BCTC soát xét bán niên 2022 của Gemadept, đơn vị này đã ghi nhận khoản lãi 69,3 tỷ đồng từ số tiền đầu tư 1.479 tỷ đồng vào Gemalink. Do tỷ lệ lợi ích của Gemadept ở Gemalink chỉ là 65% nên khoản lãi mà “siêu cảng” này trong nửa đầu năm nay đạt khoảng 106,6 tỷ đồng.
Ở thời điểm hiện tại, Gemalink đang có nhiều điều kiện để phát triển hơn nữa.
Vị trí cảng thuận lợi
Gemalink là cảng ở vùng nước sâu, cùng với đó là cảng duy nhất tại Cái Mép – Thị Vải có bến chuyên dụng cho tàu feeder nên có thể kết nối với các nước trong khu vực, như: Philippines, Thái Lan, Campuchia và các cảng trong nước như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP HCM, và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thu hút nhiều tàu bè lớn khi qua vùng biển Thái Bình Dương.
Hưởng lợi từ cụm cảng Cái Mép – Thị Vải
Bên cạnh đó, cảng Gemalink có thể được hưởng lợi từ sự phát triển của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Theo số liệu của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết, tổng số tàu thuyền qua Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải năm 2021 đạt khoảng 11.300 lượt, tăng 2% so với.
Tổng sản lượng hàng hóa qua cụm cảng này gần 105 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Đặc biệt, tổng sản lượng hàng container là khoảng 8,35 triệu Teu, tăng 11% so với năm 2020.
Khả năng đón các tàu tải trọng lớn
Cuối cùng là thiết kế cảng, với đặc tính là cảng nước sâu, cảng Gemalink có thể đón các tàu có trọng tải 200.000 DWT. Trong tháng 8 vừa qua, “siêu cảng” này đã đón tàu Tàu Merete Maersk có trọng tải lớn nhất thế giới đạt 214.121 DWT.
Với khả năng đón được những tàu lớn cập bến, cảng này có thể đón được một lượng hàng hóa lớn sẽ đổ bộ trong tương lai. Song song đó, trong năm 2021, Gemdept đã đầu tư bổ sung thêm 5 cẩu eFCC (Fixed Cargo Crane), 6 cần cẩu bánh lốp eRTG (Rubber-Tired Gantry) và 2 cẩu bờ STS (Ship-to-shore) giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng nước sâu này.