Kinh nghiệm chọn cổ phiếu tốt từ chuyên gia
Xem xét nền tảng tài chính của doanh nghiệp
Để xác định cổ phiếu chất lượng, nhà đầu tư nên xem xét nền tảng tài chính lành mạnh, không có rủi ro về quản trị của doanh nghiệp phát hành. Một số dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp này gồm tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu không vượt quá hai lần, tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản không vượt quá 50% (trừ nhóm xây dựng), ban lãnh đạo không thường xuyên mua bán cổ phiếu để tạo cung cầu ảo…
Xem thêm:
Cổ phiếu Bluechip là gì, có nên mua cổ phiếu Bluechip
Phân biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp
Tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu
Cụ thể, những cổ phiếu ở đầu hoặc giữa chu kỳ tăng trưởng tiềm năng tăng giá vẫn còn. Với nhóm cổ phiếu ở cuối chu kỳ tăng trưởng, nhà đầu tư nên thận trọng bởi giá cổ phiếu khi đó thường có xu hướng đi xuống hoặc “lình xình” đi ngang.
Một công thức kinh điển trong đầu tư có lãi là “mua thấp, bán cao”. Vì vậy, để tối ưu hóa lợi nhuận, nhà đầu tư cần tìm được cổ phiếu được định giá hợp lý. Theo kinh nghiệm từ chuyên gia, nhà đầu tư có thể so sánh với mức trung bình trong 5 hoặc 10 năm của cổ phiếu để tìm ra mức định giá phù hợp. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào độ biến động lợi nhuận của cổ phiếu, tốt nhất không nên cao hơn mức nghịch đảo của lãi suất gửi tiết kiệm.
Chọn cổ phiếu theo ngành
Thị trường chứng khoán Việt Nam có hàng trăm, hàng ngàn mã cổ phiếu thuộc rất nhiều ngành nghề. Xét trong cùng một lĩnh vực hoạt động, tổ chức của lĩnh vực đó sẽ có những đặc điểm chung với xu hướng biến động khá tương đồng.
Xem thêm:
Cổ phiếu giá trị là gì, hiệu quả khi đầu tư cổ phiếu giá trị
Cổ phiếu đầu cơ là gì, các hình thức của cổ phiếu đầu cơ
Có đôi khi cổ phiếu thuộc lĩnh vực này tăng trưởng nhưng mã của lĩnh vực khác lại đang suy giảm. Đây là điều hoàn toàn bình thường và nó thường xuyên xảy ra trên thị trường. Rất nhiều nhà đầu tư tìm, lọc ra được những cổ phiếu tốt bằng cách thu hẹp phạm vi phân tích, thay vì toàn thị trường thì họ tập trung vào một ngành cụ thể.
Bạn có thể chia các ngành nghề kinh doanh hiện nay thành 2 nhóm chính:
- Nhóm ngành có biến động tương đối mạnh trong một khoảng thời gian xác định: Ví dụ ngành du lịch khách sạn, bất động sản, …
- Nhóm ngành ít hoặc biến động nhẹ như y tế, năng lượng, giáo dục, hàng tiêu dùng, …
Theo đó, khi thị trường có sự biến động mạnh thì cổ phiếu thuộc nhóm biến động mạnh dễ bị ảnh hưởng và bị rớt giá, lúc này những mã thuộc nhóm ngành ổn định, ít biến động được ưu ái hơn bao giờ hết. Ngược lại nếu nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì cổ phiếu thuộc nhóm này cũng tăng theo xu hướng chung, thu hút rất nhiều nhà đầu tư xuống tiền để sở hữu, giao dịch.