Lạm phát là gì, vì sao nhà đầu tư nên quan tâm đến lạm phát
Do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Ví dụ: trước đây một cây kem chỉ có giá 500Đ. Nhưng vẫn cây kem đó hiện nay chúng ta phải bỏ ra 2000Đ. Đây chính là sự mất giá của đồng tiền, hay còn gọi là lạm phát.
Lạm phát được phân loại như thế nào
- Lạm phát tự nhiên (0 – dưới 10%): Nếu lạm phát xảy ra ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống của người dẫn vẫn ổn định.
- Lạm phát phi mã (10% đến dưới 100%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng và gây biến động lớn về kinh tế. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Lúc này, người dân sẽ có xu hướng tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và hạn chế cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.
- Siêu lạm phát (trên 3 con số): Lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế của một quốc gia. Lúc này quốc gia sẽ khó phục hồi nền kinh tế trở về tình trạng như lúc ban đầu.
Nguyên nhân gây lạm phát là gì
Dưới đây là những nguyên nhân gây ra lạm phát.
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo là lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Giá hàng hóa tăng lên khiến người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ.
Ví dụ: Khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng. Tương tự, sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng lên. Từ đó làm cho lạm phát tăng lên và ngược lại.
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên. Như vậy, doanh nghiệp buộc phải tăng giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn lợi nhuận. Và cuối cùng dẫn đến mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên. Trường hợp này gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
Một ví dụ về lạm phát chi phí đẩy đó là giá xăng dầu gần đây liên tục tăng, kéo theo chi phí vận chuyển tăng, điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Vì vạy doanh nghiệp buộc phải đẩy phần chi phí này lên cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán để bảo toàn lợi nhuận.
Tiền lương là một phần quan trọng trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Trường hợp tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này về phía người tiêu dùng thì đương nhiên giá bán sản phẩm sẽ tăng lên, công nhân và công đoàn sẽ yêu cầu tăng tiền lương để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo vòng xoáy lượng giá.
Một nguyên nhân phổ biến khác đó là việc thiếu thốn nguyên liệu. Sự thiếu hụt này thường thấy nhất ở ngành nông nghiệp, khi thiên tai xảy ra. Lúc này, nguồn cung thiếu hụt trầm trọng đẩy giá sản phẩm lên cao.
Ảnh hưởng của lạm phát là gì
Dưới đây là những ảnh hưởng của lạm phát.
Lạm phát tác động lên lãi suất
Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Trong khi đó: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát. Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
Lạm phát tác động đến khoản nợ quốc gia
Lạm phát làm tỷ giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.
Tuy nhiên không phải lúc nào lạm phát cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Mặt tích cực, khi tốc độ lạm phát vừa phải khoảng từ 2 – 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như:
- Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thíc đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập thực tế
- Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
- Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.
- Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.
Lạm phát là căn bệnh mãn tính của kinh tế thị trường, nó bao gồm cả tác hại và lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia thường dùng nhiều chính sách để có thể kích cầu nền kinh tế và khi đó lạm phát sẽ xảy ra nhưng trong mức độ kiểm soát và giúp GDP tăng. Ngược lại, nếu lạm phát vượt quá tầm kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.