Nhận định nhanh cổ phiếu VIB (Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam): Ký thành công khoản vay với IFC
Điểm nhấn
Trong tháng 6, VIB đã ký kết thành công khoản vay 100 triệu USD với IFC (Tổ chức Tài chính quốc tế), đưa tổng hạn mức tín dụng của VIB tại IFC, ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) và các tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu khác lên tới gần 2 tỷ đô la Mỹ.
Kết quả kinh doanh
Tổng tín dụng tính của Ngân hàng VIB đến hết quý 2/2023 đạt gần 235,000 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm. Tuy nhiên, tính riêng trong quý 2, hoạt động kinh doanh đã có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt với tăng trưởng tín dụng đạt 2.4%.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng VIB đạt tổng thu nhập hoạt động gần 10,300 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 5,640 tỷ đồng, tăng 12% svck, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 29% trong 1H23. Động lực tăng trưởng chính vẫn đến từ thu nhập lãi tăng gần 21% svck, đạt hơn 8,700 tỷ đồng.
Ngân hàng VIB đã cải thiện tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR) xuống còn 32%.
Góc nhìn kỹ thuật
Ngày 19/09/2023
Cổ phiếu VIB đã thoát khỏi cấu giảm trung hạn khi có tuần đóng cửa trên kháng cự 20.7. Hiện tại, cổ phiếu này đang chạm trendline giảm nên sẽ có phản ứng giá tạm thời. Điểm sáng là khối lượng giao dịch tuần 11/9 tăng mạnh cho thấy lực mua đang áp đảo và đóng nến tuần trên vùng mây đỏ Ichimoku nên VIB hoàn toàn có khả năng tiếp tục tăng lên vùng Pivot-R1 yearly.
Khung Daily sau khi vượt đỉnh gần nhất và chạm đường trendline giảm của khung W thì VIB đã quay đầu giảm, do đó có thể cổ phiếu này chuyển sang giai đoạn sideway, tích luỹ trong biên 19.xx – 21.xx