Opec là gì, vai trò của Opec
OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries) là tên viết tắt của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Tổ chức này được thành lập vào năm 1960, là tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Tổ chức Opec gồm 13 Quốc gia thành viên (tính đến 2023). Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ hoạt động như một tập đoàn quản lý nguồn cung dầu.
Trong thực tế, OPEC là một trong những tổ chức quyền lực nhất trong cung cấp dầu thế giới. Tổ chức này sản xuất hơn một phần ba nguồn cung dầu toàn cầu. Mỗi ngày, các nước OPEC sản xuất khoảng 32 triệu thùng dầu. Đây là lí do giúp cho tổ chức OPEC có ảnh hưởng lớn đối với số lượng thùng dầu sản xuất mỗi ngày và giá dầu nói chung.
Mục tiêu của OPEC là điều phối và thống nhất chính sách về dầu giữa các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó là bình ổn thị trường dầu nhằm đảm bảo nguồn cung dầu một cách thường xuyên, kinh tế và hiệu quả cho người tiêu dùng. Và còn đảm bảo thu nhập ổn định cho nhà sản xuất và nguồn thu từ vốn công bằng cho những người đầu tư vào ngành dầu mỏ. Trong đó, quan trọng là tránh những biến động xấu có thể ảnh hưởng đến kinh tế của các nước sản xuất và cả những nước tiêu thụ dầu.
Opec gồm những nước nào, lịch sử hình thành
Opec gồm 5 thành viên sáng lập, là các quốc gia sản xuất dầu lớn, gồm Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela.
Các thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Opec)
Cụ thể hơn, các thành viên gồm:
- Iran: gia nhập tháng 09/1960
- Irắc: gia nhập tháng 09/1960
- Ả rập Xê út: vào tháng 09/1960
- Kuwait: vào tháng 09/1960
- Venezuela: vào tháng 09/1960
- Qatar: 1961
- Libya: 1962
- Indonesia: 1962 – 2008
- Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất: vào tháng 11/1967
- Algerie: 07/1969
- Nigeria: 07/1971
- Ecuador: 1973 – 1993, 2007
- Gabon: 1975 – 1994
- Angola: 01/2007
Quá trình thành lập và phát triển của Opec
– Giữa năm 1960 – 1975: tổ chức này đã mở rộng và có thêm các thành viên mới như Qatar, Libya, Indonesia, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Algerie, Nigeria.
– Ecuador và Gabon là thành viên cũ của OPEC nhưng Ecuador đã rút lui vào ngày 31/12/1992 do không chi trả 2 triệu đôla phí thành viên và có nhu cầu sản xuất dầu nhiều hơn mức cho phép của OPEC nhưng đến tháng 10/2007 họ đã gia nhập trở lại. Với các mối quan tâm tương tự cũng khiến cho Gabon ngừng làm thành viên vào tháng 01/1995.
– Đến năm 2007 thì Angola gia nhập. Na Uy và Nga tham dự hội nghị của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ với tư cách là quan sát viên.
– Tháng 05/2008, khi hết hạn thành viên Indonesia đã tuyên bố rời khỏi tổ chức. Vào cuối năm này, nước này trở thành một quốc gia nhập khẩu dầu và không thể đạt được chỉ tiêu về sản xuất dầu.
Mục tiêu thành lập tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Opec
Mục tiêu thành lập chính của tổ chức Opec đã ghi được trong quy chế. Trong đó có
– Điều phối cùng như thống nhất các chính sách khai thác dầu giữa các nước thành viên.
– Ổn định giá dầu thế giới ở mức công bằng; cũng như ổn định cho những quốc gia sản xuất.
– Đảm bảo về mức lợi nhuận công bằng cho các nhà đầu tư; qua đó có thể bảo vệ lợi ích cho toàn bộ các nước thành viên.
Xét về bản chất, đây chính là hoạt động liên minh kinh tế giữa các nước sản xuất dầu lửa với mục đích có thể duy trì một cơ cấu giá; nhằm có thể phản ánh được toàn bộ lợi ích của các nước thành viên dựa trên quá trình phối hợp định giá; cũng như xây dựng hạn ngạch sản xuất cho các quốc gia thành viên.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ là nguồn sản xuất và xuất khẩu dầu thô với những sản phẩm dầu mỏ lớn nhất thế giới. Khoảng 40% sản lượng dầu thế giới và 60% thị trường xăng dầu thế giới đến từ các quốc gia thành viên của Opec. Con số này chiếm hơn 80% trữ lượng dầu đã được chứng minh của thế giới vào năm 2021. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bất cứ động thái nào của Opec cũng đều tác động lớn đến giá năng lượng toàn cầu.
Cách thức hoạt động của Opec
Trụ sở chính của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đặt tại Vienna, Áo. Tổ chức gồm ba cơ quan chính: Hội nghị, Hội đồng Thống đốc và Ban Thư ký.
Hội nghị là cơ quan có thẩm quyền tối cao của Opec . Được tạo thành từ các đại biểu từ các quốc gia thành viên, mỗi người có một phiếu bầu, Hội nghị quyết định các chính sách, tư cách thành viên và lãnh đạo của tổ chức.
Hội đồng Thống đốc chịu trách nhiệm lập ngân sách của Opec . Các nước thành viên đề cử các thống đốc, những người này được Hội nghị xác nhận sẽ phục vụ nhiệm kỳ hai năm.
Ban Thư ký thực hiện các chính sách do Hội nghị và Hội đồng Thống đốc đặt ra, tiến hành nghiên cứu và giám sát hoạt động của tổ chức bên ngoài trụ sở chính ở Vienna. Hiện Tổng thư ký của tổ chức OPEC là Haitham al-Ghais của Kuwait sẽ giữ chức vụ với nhiệm kỳ ba năm.
Mỗi thành viên trong Opec sẽ được phân bổ hạn ngạch riêng để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra hiện tượng thiếu hoặc thừa cung dầu giả, thông qua đó tổ chức sẽ điều chỉnh giá dầu tăng giảm cho hợp lý, hoặc giữa giá dầu ổn định.
Opec dùng công cụ nào để điều chỉnh sản lượng dầu
Opec lấy hạn ngạch sản xuất là công cụ để điều chỉnh sản lượng dầu bán ra ngoài thị trường của các nước thành viên. Đại diện của các quốc gia thành viên nhóm sẽ họp 2 lần mỗi năm nhằm thiết lập chính sách sản xuất chung trong tương lai. Chính sách này sẽ dựa vào dự báo toàn cầu về mức cung và cầu dầu lửa. Mỗi cuộc hội nghị Opec đều đặt ra hạn ngạch sản xuất mới, chia theo tỷ lệ tương ứng cho các nước thành viên.
Cam kết đối với hạn ngạch sản xuất của các quốc gia thành viên không phải lúc nào cũng nhất quán. Một số nước thành viên, đặc biệt là các nước nhỏ với sản lượng nhỏ thường xuyên vượt quá hạn ngạch cho phép. Các nước với sản lượng lớn, nhất là Ả rập xê út thường phải thực hiện việc cắt giảm sản lượng của mình để bù cho tình trạng sản xuất quả ngạch của các thành viên khác.
Các dấu mốc hoạt động của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Opec
- 14/09/1960: được thành lập theo đề xuất của Venezuela ở Batda
- 1965: chuyển tụ ở về Viên. Các nước thành viên tiến hành thống nhất một chính sách khai thác chung nhằm bảo vệ giá
- 1970: nâng giá dầu lên 30% và thuế áp dụng tối thiểu cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận
- 1972: sau khi thương lượng cùng các tập đoàn khai thác tiếp tục nâng giá dầu, tiến đến đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn
- 1973: tăng giá dầu lên 11,65 USD/ thùng (từ 2,89 USD/ thùng). Thời gian này được xem là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác đến 55% lượng dầu thế giới.
- 1979: xảy ra cuộc khủng hoảng dầu, giá dầu tăng lên 24 USD/ thùng và ở một số nước còn lên tới 30 USD/ thùng
- 1980: đỉnh điểm trong chính sách cao giá của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Libya đòi 41 USD/ thùng, Ả Rập Saudi: 32 USD, các nước còn lại: 36 USD/ thùng dầu
- 1981: lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm
- 1982: quyết định về giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng không được các thành viên giữ đúng
- 1983: giá dầu giảm từ 34 USD còn 29 USD/ thùng và giảm hạn ngạch khai thác
- 1986: do sản xuất thừa và một số quốc gia thành viên giảm giá nên giá dầu rơi xuống, còn 10 USD
- 1990: nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh, giá dầu được nâng lên từ 18 – 21 USD
- 2000: giá dầu dao động mạnh: ở quý I có thể mua dầu với giá 9 USD nhưng đến quý IV giá phải trả là 37 USD/ thùng
- 2005: tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ quyết định giữ nguyên lượng khai thác là 28 triệu thùng. Các thành viên đã thống nhất tạm ngưng không giữ giá dầu tại mức 22 – 28 USD/ thùng.
- Từ năm 2007: giá đầu mỏ tăng liên tục (có lúc đạt xấp xỉ 150 USD/ thùng)
- 08/2008: giá dầu khoảng mức 110 USD/ thùng
Trên đây GM Invest đã cung cấp các thông tin về OPEC là gì, Opec gồm những nước nào. Qua bài viết, hi vọng bạn đã nắm rõ hơn về cơ cấu tổ chức, mục đích của tổ chức Opec và một số hoạt động chính của tổ chức này.