Thứ Năm 22/03/2024

Phí giao dịch chứng khoán là gì

Phí giao dịch chứng khoán là chi phí mà nhà đầu tư phải trả khi mua hoặc bán chứng khoán ( khớp lệnh mua & bán ). Phí giao dịch chứng khoán do công ty chứng khoán thu vào dựa trên cơ sở làm dịch vụ trung gian để hỗ trợ khách hàng thực hiện thành công các giao dịch chứng khoán (Biểu phí).

GM Invest

Phí giao dịch chứng khoán là gì

Phí giao dịch chứng khoán còn được gọi là phí môi giới Chứng khoán (Broker Fee) – Đây là một trong các khoản thu nhập từ dịch vụ của các công ty chứng khoán.

Phí giao dịch chứng khoán là gì

Phí giao dịch chứng khoán được tính trên phần trăm giá trị giao dịch của khách hàng, và được công ty chứng khoán quy định dựa vào giá trị giao dịch được xác định tại một thời điểm cụ thể (thường là theo ngày/tháng) .

Điều này đồng nghĩa là nhà đầu tư càng giao dịch nhiều, giá trị giao dịch càng lớn thì mức phí sẽ càng thấp. Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng giao dịch nhiều, gia tăng thanh khoản cho thị trường, tốc độ quay vòng nguồn vốn được đẩy mạnh.

Cơ sở để tính phí giao dịch chứng khoán là gì

Theo thông tư số 128/2018/TT-BCT, ngày 27/12/2018, quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các công ty tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam và thông tư số 127/2018/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán áp dụng Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cụ thể như sau:

Cơ sở để tính phí giao dịch chứng khoán là gì

Phí dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu : tối đa là 0,5% /giá trị giao dịch

Phí dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai : tối đa 15.000đ/HĐ tương lai (Phái sinh). (Không quy định mức tối thiểu)

Việc bỏ mức sàn phí giao dịch trong quy định sau này đã giúp cho việc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán càng trở nên khốc liệt khi đưa ra hàng loạt các mức phí giao dịch hấp dẫn thậm chí là áp dụng cả 0% phí giao dịch trong thời gian đầu nhằm thu hút nhà đầu tư. Thông thường trên thị trường hiện nay sẽ áp dụng mức phí dao động trong khoảng từ 0.15% – 0.3%, tùy thuộc vào từng vị thế công ty, giá trị giao dịch của khách hàng và vị thế của họ. Bên cạnh đó một công ty chứng khoán cũng sẽ tồn tại nhiều mức phí khác nhau dựa trên nhiều yếu tố, chứ không duy trì duy nhất một mức phí.

Các loại phí giao dịch chứng khoán

Có 3 loại phí mà nhà đầu tư các nhân phải trả khi giao dịch chứng khoán:

  • Phí giao dịch ( phí phải trả nhiều nhất )
  • Phí lưu ký
  • Phí nhận Cổ tức ( Nếu có )

Nguyên tắc tính phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch này sẽ áp dụng ngay cả khi nhà đầu tư mua và bán. Thời điểm tính phí sẽ là ngay khi đặt lệnh và sẽ được trừ khi giao dịch thành công. Và loại phí này thu trên cơ sở % giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng. Phí giao dịch được tạm trừ khi đặt lệnh và sẽ thực sự trừ khi khớp lệnh

Nguyên tắc tính phí giao dịch chứng khoán

Ví dụ: nhà đầu tư mua 1000 cổ phiếu VCI với mức giá 100.000VNĐ/CP, phí giao dịch công ty chứng khoán đang áp dụng là 0.25% (thông thường từ 0.15% – 0.4%), khi đó :

  • Số tiền phải bỏ ra để mua cổ phiếu = 1.000CP * 100.000VNĐ = 100.000.000VNĐ
  • Phí giao dịch khi khớp lệnh mua 1.000CP VCI = 100.000.000VNĐ * 0.25% = 250.000VNĐ

Như vậy khi đặt mua thành công 1.000 CP VCI thì ngay lập tức công ty chứng khoán sẽ tạm giữ ngày số tiền trong tài khoản là 100.000.000 + 250.000 = 100.250.000VNĐ , nếu tài khoản nhà đầu tư ít hơn khoản tiền này thì lệnh sẽ không được đặt , nếu đặt lệnh khớp thì số tiền đó sẽ được trừ ngay lập tức, trường hợp không khớp thì số tiền sẽ được hoàn lại vào tài khoản

Giả sử cổ phiếu VCI lên 105.000VNĐ, nhà đầu tư quyết định bán ra, khi đó:

  • số tiền thu về = 1.000CP * 105.000VNĐ = 105.000.000VNĐ
  • Phí giao dịch khi khớp lệnh bán 1.000CP VCI = 105.000.000 * 0.25% = 262.500VNĐ

Ngoài ra nhà đầu tư còn phải chịu thêm một khoản được xem là chi phí đó chính là thuế thu nhập cá nhân nhà nước sẽ thu : 0.1% dựa trên tổng giá trị giao dịch ( 0.1% là mức áp dụng cứng )

= 105.000.000 * 0.1% = 105.000VNĐ

Như vậy, cả mua và bán phí nhà đầu tư phải chịu = 250.000 + 262.500 + 105.000= 617.500 VNĐ

Phí lưu ký và nguyên tắc tính phí

Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và ghi nhận sở hữu chứng khoán trên hệ thống tài khoản tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu.

Phí lưu ký và nguyên tắc tính phí

Theo quy định của Luật chứng khoán, chứng khoán của công ty đại chúng (bao gồm chứng khoán của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết) phải được lưu ký tập trung tại VSD trước khi thực hiện giao dịch.
Phí lưu ký chứng khoán là khoản chi phí nộp cho VSD để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.

Công ty chứng khoán sẽ đóng vai trò là thu hộ chi phí lưu ký cho VSD và chi phí này sẽ được tính toán vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng, công ty chứng khoán sẽ tiến hành thu phí toàn bộ khách hàng và sau đó sẽ được công ty chứng khoán nộp lại cho Trung tâm lưu ký chứng khoán

Theo thông tư số Số: 127/2018/TT-BTC ban hành ngày 12/12/2018 quy định về phí lưu ký chứng khoán: Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm: 0.3 đồng/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm/tháng

Như vậy nếu nhà đầu tư nắm giữ 1.000CP VCI thì phí lưu ký chứng khoán sẽ phải trả hàng tháng là 300 đồng . Phí lưu ký này sẽ được tính khi nhà đầu tư thực sự sở hữu cổ phiếu ( T+2 ) và cũng tương tự đối với khi bán.

Phí nhận cổ tức

Thực chất đây là khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho nhà nước khi các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu của công ty được chia cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu, và dù cho tên gọi là gì thì đây vẫn là một khoảng mà nhà đầu tư phải trả nên tôi xin được phép gọi là một khoản phí.

Phí nhận cổ tức

Ví dụ, nhà đầu tư đang nắm giữ 1000 CP VCI với mệnh giá 10.000VNĐ/CP và nhận được thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ là 20% mệnh giá. Điều này đồng nghĩa với việc với mỗi cổ phiếu nắm giữ nhà đầu tư sẽ nhận được :

Cổ tức tiền mặt nhận được = 10.000VNĐ * 20% *1000 CP = 2.000.000VNĐ

Thuế thu nhập phải nộp = 2.000.000 * 5% = 100.000VNĐ

Thưc nhận = 2.000.000 – 100.000 = 1.900.000 VNĐ

Đây là trường hợp chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ được công ty chứng khoán tính toán và giữ lại phần thuế phải nộp. Ngược lại đối với chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thì chỉ nộp thuế khi có phát sinh giao dịch liên quan đến cổ phiếu này.

Đa số các công ty chứng khoán hiện nay đều áp dụng các mức phí giao dịch trong khoảng từ 0.15% – 0.4%, tuy nhiên đều bị ràng buộc bởi các quy định về giá trị giao dịch trong ngày theo các mức như giao dịch dưới 100 triệu , từ 100 triệu đến 500 triệu và trên 500 triệu. Điều này có nghĩa nhà đầu tư càng giao dịch nhiều thì chi phí giao dịch sẽ càng thấp và ngược lại.

Cùng tác giả

thị trường chứng khoán hôm nay 17-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 17/07/2024

Thị trường chứng khoán có lượng mua tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng nên chỉ số chung VN-Index giữ được sắc xanh, trong đó VN30...
thị trường chứng khoán hôm nay 16-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 16/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch trầm lắng với mức thanh khoản khá thấp. Hiện tại, một số đại diện ngành Điện được hưởng...
thị trường chứng khoán hôm nay 09-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 09/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co quanh vùng 1280, thanh khoản có cải thiện do lượng bán mạnh tay vào rổ VN30 nhưng luôn...