Thị trường chứng khoán là gì, chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là gì
Chứng khoán là một loại tài sản gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm… Những loại tài sản này là bằng chứng xác nhận sở hữu hợp pháp của người sở hữu (gọi chung là nhà đầu tư) với tài sản của doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành.
Tìm hiểu thêm:
Quỹ ETF là gì, cách đầu tư quỹ ETF hiệu quả
7 cách lọc cổ phiếu tốt để sinh lời cho nhà đầu tư
Theo đó, thị trường chứng khoán hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch, tôn trọng quyền sở hữu, quyền tự do giao dịch. Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ tự chịu trách nhiệm về rủi ro.
Thị trường chứng khoán hình thành như thế nào
Thị trường chứng khoán được hình thành bao gồm các bên như. Bên bán là doanh nghiệp niêm yết, công ty quản lý quỹ. Bên mua là nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài. Bên cung cấp dịch vụ là công ty chứng khoán. Nơi niêm yết và điều hành thị trường là Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, TP HCM. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư mua bán chứng khoán ở đâu
Nhà đầu tư sẽ mua bán chứng khoán đã niêm yết thông qua nền tảng trực tuyến hoặc giao dịch tại quầy của công ty chứng khoán nơi họ đăng ký tài khoản. Thông tin mua bán (gọi là lệnh giao dịch) được chuyển vào hệ thống của Sở Giao dịch chứng khoán để xử lý, sau đó trả kết quả cho nhà đầu tư.
Những doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành giao dịch phi tập trung. Tức là giao dịch trên nguyên tắc “thuận mua vừa bán” và không có địa điểm giao dịch thực tế.
Trong trường hợp này, các công ty chứng khoán thường đóng vai trò nhà tạo lập thị trường. Họ sẽ báo giá cho hai bên, sau đó thực hiện mua và bán chứng khoán.
Chức năng của thị trường chứng khoán với nền kinh tế
Chức năng, vai trò của thị trường chứng khoán với nền kinh tế rất lớn. Mọi biến động trên TCCK đều có thể tác động đến nền kinh tế và các nhà đầu tư. Bởi đây chính là kênh dẫn vốn quan trọng và cũng là kênh đầu tư tiềm năng của người dân. Nhìn vào phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới có thể khẳng định chức năng, vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế.
Mang lại cho nhà đầu tư sản phẩm đa dạng
Thị trường chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư các sản phẩm đầu tư phong phú, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Các loại chứng khoán này khác nhau về tính chất, thời gian đáo hạn, độ rủi ro. Nhờ vậy cho phép nhà đầu tư lựa chọn được sản phẩm phù hợp với khả năng và mục tiêu tài chính.
Nếu nhà đầu tư ưa thích rủi ro, kỳ vọng lãi suất sinh lời cao thì có thể chọn mua cổ phiếu. Ngược lại, nếu nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn, chấp nhận mức lãi suất thấp sẽ thiên về lựa chọn trái phiếu Chính phủ,…
Tham gia vào thị trường chứng khoán rất đơn giản, dễ dàng. Bất kể bạn là NĐT nhỏ lẻ với tài chính eo hẹp hay NĐT có tổ chức với nguồn vốn lớn. Đây được coi là kênh đầu tư tối ưu giúp tạo ra được lợi nhuận cao so với các kênh đầu tư án toàn khác.
Đa dạng hoá hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp
Chức năng vai trò của thị trường chứng khoán với doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Từ đó, doanh nghiệp tránh được các khoản vay ngân hàng với lãi suất cao.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán chắc chắn có uy tín hơn đối với công chúng và khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, sử dụng vốn tiết kiệm, linh hoạt và có hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc mở cửa thị trường chứng khoán còn giúp doanh nghiệp thu hút thêm nguồn vốn từ thị trường quốc tế. Từ đây tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước.
Phản ánh tình trạng của nền kinh tế
Thị trường chứng khoán tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán giúp tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân. Nhờ có thị trường chứng khoán, Chính phủ có thể huy động các nguồn lực tài chính mà không bị áp lực về lạm phát, đặc biệt khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước còn hạn chế.
Thị trường chứng khoán được coi như “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Thị trường này có thể phản ánh một cách chính xác triển vọng nền kinh tế cho giai đoạn sắp tới.
Giới phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ đi trước sự thay đổi của nền kinh tế 6 tháng. Cụ thể là, giá chứng khoán tăng sẽ cho thấy một nền kinh tế phát triển. Ngược lại, giá chứng khoán giảm lại dự báo không mấy tốt đẹp về triển vọng của nền kinh tế trong tương lai.
Ví dụ điển hình là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 1929. Đây là nhân tố chính dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng vào năm 1930.
Vai trò của thị trường chứng khoán với nền kinh tế
Với các doanh nghiệp, nhà đầu tư vai trò của thị trường chứng khoán rất lớn.
Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp
Hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh tổng hợp và chính xác thông qua giá chứng khoán. Từ đó giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Sau cùng sẽ tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Nhà đầu tư có thể tự đánh gía biến động không ngừng của giá chứng khoán. Đặc biệt là giá của cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan và khoa học tại bất kỳ thời điểm nào.
Ngoài ra, đối với các công ty niêm yết, nghĩa vụ công khai thông tin trên thị trường chứng khoán giúp các nhà đầu tư, các nhà quản lý thị trường có thể đánh giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thoái bất ổn định của các công ty.
Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển
Thị trường chứng khoán hỗ trợ chương trình cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của công ty cổ phần. Hoạt động này thực hiện thông qua việc quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán. Từ đó tạo tính thanh khoản, thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn vào công ty cổ phần.
Ngược lại, sự phát triển của mô hình công ty cổ phần đã làm phong phú và đa dạng các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy sự phát triển sôi động của thị trường chứng khoán. Như vậy, thị trường chứng khoán và công ty cổ phần là hai loại định chế song hành hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Thị trường chứng khoán giúp các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư.
Tính thanh khoản là gì, vai trò của thanh khoản trong đầu tư
Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn hoạt động đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Vai trò của thị trường chứng khoán còn thể hiện ở việc giúp chính phủ và doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế. Từ đó để thu hút thêm ngoại tệ đổ vào doanh nghiệp.
Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua kênh chứng khoán (FPI) an toàn và hiệu quả. Bởi các chủ thể phát hành được toàn quyền sử dụng vốn huy động cho mục đích riêng mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào của các nhà đầu tư nước ngoài.