Thứ Năm 04/07/2024

Triển vọng đầu tư và chiến lược xuất nhập khẩu trong năm 2024

Năm 2024 mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau đại dịch, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cùng với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới được ký kết, tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh XNK. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức như căng thẳng địa chính trị, biến động giá cả nguyên vật liệu, gián đoạn chuỗi cung ứng,... Do đó, việc xây dựng chiến lược XNK hiệu quả và nắm bắt cơ hội đầu tư tiềm năng là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam bứt phá trong năm 2024.

GM Invest

Đạt 178 tỷ đô, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá của VN tính chung trong quý đầu năm 2024, con số tăng trưởng cao nhất trong quý 1 từ trước đến nay. Như vậy tình hình sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực, tạo tiền đề để xuất nhập khẩu cả năm 2024 đột phá.

Với bước khởi đầu tốt đẹp và những tiềm năng sẵn có, câu chuyện xuất nhập khẩu và tiềm năng đầu tư ở lĩnh vực này trong năm 2024 sẽ như thế nào? Hãy cùng GM Invest và anh Phạm Hoàng Hải – chuyên gia tư vấn hỗ trợ tài chính, founder GM Invest cùng tìm hiểu trong buổi talkshow ngày hôm nay nhé.

Những nội dung chính trong video

  • 00:00 Giới thiệu video
  • 1:10 Nhận xét bảng số liệu Xuất Nhập Khẩu (XNK) qúy 1/2024
  • 3:42 Sự tăng trưởng đồng đều và mạnh ở 3 nhóm nông – lâm và thuỷ sản
  • 6:47 Các doanh nghiệp đang tập trung sản xuất nhiều hơn?
  • 10:04 Thuận lợi của ngành XNK
  • 13:52 Những vấn đề xung đột, chính trị liệu có ảnh hưởng đến tình hình XNK của Việt Nam?
  • 18:14 Khó khăn của ngành XNK
  • 21:12 Nhận định những ngành nghề XNK sẽ tăng trưởng mạnh mẽ

Nắm bắt cơ hội: Triển vọng đầu tư và chiến lược xuất nhập khẩu trong năm 2024

Trước khi đánh giá kết quả quý 1/2024 chúng ta cần xem lại điều thần kỳ đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt khó trong 2023, đó là yếu tố xuất siêu. Với tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu nhanh và mạnh hơn xuất khẩu mà chúng ta vẫn xuất siêu 28 tỷ USD. Cao hơn x 2.5 lần so với 2022.

Việc này đã bù trừ đi rất nhiều điểm khiếm khuyết của kinh tế Việt Nam trong 2023. Nên trong 2024, với mục tiêu kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu lên mức 377 tỷ usd của bộ công thương thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Và tạm tính sau quý 1/2024, chúng ta đã đạt gần 25% kế hoạch đề ra về mặt xuất khẩu, vẫn duy trì trạng thái xuất siêu với giá trị 8 tỷ USD.

Theo anh Phạm Hoàng Hải, với kế hoạch này đã khá tốt so với kỳ vọng, nhưng bối cảnh sẽ còn đề phòng nhiều rủi ro từ vấn đề địa chính trị.

Đầu tiên chúng ta phải kể đến nông sản, khi 4 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu đạt 19 tỷ USD. Đây có thể là kết quả trong bối cảnh giá cả lương thực thế giới đang ở mức rất cao. Cà phê, lúa gạo, rau quả đều ghi nhận tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu. Phần lớn nguyên nhân có thể kể đến do điều kiện thời tiết cũng như các xung đột trên thế giới khiến giá lương thực tăng cao.

Về thuỷ sản, Trung Quốc là 1 trong những thị trường chính của chúng ta. Do việc Trung Quốc siết chặt nhập khẩu tôm từ Ecuador, Ấn Độ mà lượng tôm Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra thị trường Mỹ, Nhật Bản cũng ghi nhận gia tăng thành công về giá trị xuất khẩu trong quý 1. Cá tra cũng thành công khi gia tăng được lượng xuất khẩu sang các thị trường. Theo chia sẻ Từ chủ tịch VASEP thì kỳ vọng năm nay, thuỷ sản sẽ xuất khẩu đạt kim ngạch 9,5 tỷ USD cao hơn giá trị 2023, và trong quý 1/2024, giá trị ước tính đã đạt 2 tỷ USD. Đây có thể thấy là các số liệu khởi sắc cần ghi nhận. Đặc biệt là khi nhu cầu của các thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam đang gia tăng trở lại nhu cầu.

Từ năm 2023 đến quý 1/2024 thì chúng ta đều thấy những tín hiệu tích cực từ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nhưng tất nhiên vẫn tiềm ẩn rất nhiều thách thức cũng như cơ hội. Vậy với bối cảnh như hiện nay thì thuận lợi mà Việt Nam có thể hưởng lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu này là gì?

Nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đang khởi sắc trở lại là điểm đầu tiên cần ghi nhận. Ngoài ra, chỉ số PMI tăng trở lại >50 từ nền thấp của cuối năm 2023, cho thấy các doanh nghiệp cũng đã cởi mở hơn trong việc gia tăng sản xuất xuất phát từ những đơn hàng mới được phát sinh. Và vấn đề hậu covid cũng đang thể khá rõ trong các nền kinh tế. Khi trong bối cảnh covid, chúng ta sống trong trạng thái lượng hàng hoá được sản xuất ra nhiều hơn nhu cầu, dẫn tới tình trạng cung lớn hơn cầu. Tuy nhiên hiện tại, với sự tăng trưởng mạnh mẽ về sức tiêu dùng của các nước đặc biệt là Mỹ, chúng ta lại sống trong tình trạng cung không đủ cầu. Các doanh nghiệp toàn cầu và trong đó cả cả Việt Nam đang ưu tiên sản xuất để xuất đi Mỹ. Về ngắn hạn chúng ta thừa hiểu việc này sẽ giúp cải thiện doanh thu khi có đơn hàng mới. Nhưng đồng nghĩa cũng chịu cảnh chung trận khi Mỹ đang tiến hành xuất khẩu lạm phát ra ngoài.

Với những bối cảnh như hiện nay: về xung đột, về chính trị… những vấn đề này có ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam hay không?

Vấn đề eo biển Đài Loan hay biển đỏ đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Khi Lại Thanh Đức đắc cử tổng thống Đài Loan, trong workshop của GM Invest, anh Phạm Hoàng Hải cũng đã có chia sẻ về rủi ro Trung Quốc sẽ chọn 1 trong 3 phương án để tấn công Đài Loan bao gồm: Phong toả, tấn công phủ đầu, hoặc tiến hành đồng hoá. Với gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc tại khu vực Đài Loan gần đây theo anh Phạm Hoàng Hải sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Khi Đài Loan vẫn là đối tác thương mại thứ 10 của Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam-Đài Loan lên đến 28 tỷ USD. Hàng năm Việt Nam cũng xuất khẩu đi Đài Loan 5 tỷ USD. Việc eo biển đài loan bất ổn chắc chắn sẽ có ảnh hưởng.

Ngoài ra, câu chuyện chất bán dẫn là vấn đề Việt Nam rất quan tâm trong năm nay. Và là tâm điểm của việc thu hút vốn FDI. Trong khi, Đài Loan lại sản xuất lên đến 60% chất bán dẫn cho toàn cầu. Nếu khu vực Đài Loan trở nên bất ổn, thì vẫn có khả năng các nước sẽ gia tăng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để làm thị trường thay thế. Từ đây, gia tăng khả năng gia nhập thị trường chất bán dẫn của Việt Nam, gián tiếp tăng tiềm năng phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu.

Theo anh Phạm Hoàng Hải năm 2024, có những ngành nghề xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ như: ngành thuỷ sản và nguyên vật liệu vẫn là top đầu kỳ vọng để có thể gia tăng so với nền thấp của 2023, để các doanh nghiệp này quay lại câu chuyện tăng trưởng. Ngoài ra, các công ty sản xuất vẫn đang hưởng lợi từ việc khắc phục được tình trạng tồn kho cao tại nhiều nước cũng như được hỗ trợ thông qua việc mở rộng đàm phán, thương thảo của chính phủ. Thuận lợi từ việc giảm thuế thông qua hiệp định FTA cũng cần được ưu tiên tận dụng.

Tham gia Cộng Đồng Đầu Tư GM Invest và theo dõi những chia sẻ – nhận định đầu tư trực tiếp từ đội ngũ chuyên gia:
✅ Telegram: https://t.me/gminvestvn
✅ Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/gminvestvn
✅ Zalo: https://bit.ly/zalogminvestvn

Tìm hiểu thêm về GM Invest:
1️⃣ Youtube: https://www.youtube.com/@gminvestvn
2️⃣ Fanpage: https://www.facebook.com/gminvestvn
3️⃣ Tiktok: https://www.tiktok.com/@gminvestvn
4️⃣ Twitter: https://twitter.com/gminvestvn

Kết nối trực tiếp với GM Invest, vui lòng liên hệ:
Email: [email protected]
Phone: 0966.135.966
Websitewww.gminvest.vn