Thứ Năm 04/01/2024

Cổ phiếu phòng thủ là gì, các nhóm cổ phiếu phòng thủ ở Việt Nam hiện nay

Cổ phiếu phòng thủ (Defensive Stock) là cổ phiếu giúp người nắm giữ sở hữu cổ tức, có thu nhập ổn định bất chấp tình hình thị trường có đang bất ổn hay không. Điều này là do các công ty phát hành cổ phiếu phòng thủ thường hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu, khó có thể cắt giảm dù thị trường biến động.

GM Invest

Cổ phiếu phòng thủ là gì

Cổ phiếu phòng thủ còn gọi là cổ phiếu không theo chu kỳ vì ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế mở rộng hay suy thoái. Những cổ phiếu này thường mang lại cổ tức và tương đối ổn định, bất kể hình hình của thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thâm niên thường sử dụng chiến lược phòng thủ khi không chắc chắn về thị trường.

Cổ phiếu phòng thủ còn gọi là cổ phiếu không theo chu kỳ vì ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế mở rộng hay suy thoái.

Xem thêm:

Vốn ít có nên đầu tư chứng khoán không

Các bước đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Các mã cổ phiếu phòng thủ sẽ trở nên hấp dẫn khi thị trường có những bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh hay lạm phát tăng cao. Nhà đầu tư lâu năm thường sử dụng chiến lược phòng thủ bằng cách bổ sung nhóm cổ phiếu này vào danh mục của mình để đảm bảo an toàn tài chính.

Các nhóm cổ phiếu phòng thủ ở Việt Nam là gì

Cổ phiếu phòng thủ tại thị trường Việt Nam hiện nay được chia thành 3 nhóm ngành. Các nhóm ngành này thuộc lĩnh vực kinh doanh, sản xuất mặt hàng thiết yếu hằng ngày nên ít chịu tác động bởi những diễn biến của nền kinh tế, chính trị, xã hội.

Cổ phiếu phòng thủ tại thị trường Việt Nam hiện nay được chia thành 3 nhóm ngành

Nhóm cổ phiếu của công ty sản xuất, phân phối khí đột, điện

Dù đất nước đang trong thời kỳ suy thoái, tăng trưởng chậm thì nhu cầu về điện, khí đốt không thể hoàn toàn loại bỏ. Các doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng nhưng không bị tác động quá mạnh, chưa kể còn được hưởng lợi nhiều hơn do nhu cầu sinh hoạt, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp phục vụ con người vẫn phải tiếp diễn.

Nhóm cổ phiếu của công ty sản xuất, phân phối khí đột, điện

Bên cạnh đó là lĩnh vực viễn thông, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ cáp, điện thoại và internet, là những dịch vụ mà người tiêu dùng không bao giờ ngừng cần, ngay cả khi kinh tế khó khăn.

Các mã cổ phiếu quen thuộc như BWE (CTCP nước – môi trường Bình Dương); DRL (CTCP thủy điện – điện lực 3),…

Nhóm cổ phiếu của ngành chăm sóc sức khỏe

Lĩnh vực này bao gồm bảo hiểm, dược phẩm, thiết bị y tế và bệnh viện. Dù có xảy ra chiến tranh hay thiên tai thì y tế là hoạt động phải luôn được duy trì để phục vụ, đảm bảo an toàn sức khỏe của con người. Điều này giúp các doanh nghiệp y tế luôn hoạt động ổn định, ít chịu biến động từ thị trường và thậm chí còn tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn thị trường downtrend.

Nhóm cổ phiếu của ngành chăm sóc sức khỏe

Một ví dụ điển hình như năm 2021 trước tình hình dịch bệnh căng thẳng nhất, cổ phiếu VMD – Dược phẩm Vimedimex Bình Dương liên tục lập đỉnh, tăng 155% sau 14 phiên giao dịch. Tiếp đến là cổ phiếu TRA của Traphaco cũng liên tục tăng kịch trần, lợi nhuận đạt từ 1000 đến 2000 tỷ đồng trong năm 2021.

Một số cái tên nổi bật trong nhóm ngành này có thể kể tới như: DND (Công ty Dược – Thiết bị y tế Bình Định); DP3 (Công ty dược phẩm Trung ương 3); DTP (Công ty dược phẩm DCP1 Hà Nội); TRA (CTCP Traphaco),

Nhóm cổ phiếu của công ty sản xuất, phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu

Cụ thể là những ngành sản xuất các sản phẩm phục vụ con người như thực phẩm, nước uống, đồ dùng cho phụ nữ,… Đa số những ngành hàng này ít bị chi phối bởi biến động và chu kỳ của nền kinh tế. Những cái tên đáng nhắc đến như: IDP (CTCP sữa quốc tế); MSN (CTCP tập đoàn Masan),…

Nhóm cổ phiếu của công ty sản xuất, phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu

Tuy nhiên, không phải bất kỳ cổ phiếu nào trong các nhóm kể trên đền là cổ phiếu phòng thủ. Chỉ có những cổ phiếu đến từ doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào, nợ vay thấp, lịch sử chi trả cổ tức đều đặn và lịch sử kinh doanh tốt mới đáng để nhà đầu tư quan tâm.

Đặc điểm nhóm cổ phiếu phòng thủ là gì

Dưới đây là những đặc điểm của nhóm cổ phiếu phòng thủ

Phát hành bởi công ty lớn

Cổ phiếu phòng thủ thường được phát hành bởi những công ty lớn, có danh tiếng và thuộc các nhóm ngành hàng thiết yếu. Đặc điểm chung của những doanh nghiệp này là dòng tiền mạnh, khả năng vượt qua sự suy thoái của thị trường cực kỳ cao. Đồng thời, do cung cấp các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu nên cổ phiếu phòng thủ luôn duy trì sự ổn định trong các giai đoạn khác nhau.

Cổ phiếu phòng thủ phát hành bởi công ty lớn

Không tăng/ giảm giá quá nhiều

Do có độ an toàn cao nên giá cổ phiếu phòng thủ thường không tăng/giảm quá nhiều. Điều này giúp hạn chế rủi ro nhưng cũng khiến lợi nhuận thu được kém hấp dẫn hơn các mã cổ phiếu khác. Đây là các mã cổ phiếu phù hợp với những người không muốn mạo hiểm mà muốn bảo vệ danh mục đầu tư của mình.

Xu hướng ổn định, sinh lời thấp

Trước những biến động xấu của thị trường thì cổ phiếu phòng thủ có xu hướng ổn định hơn. Đồng thời có khuynh hướng sinh lời tốt hơn, nhưng khi thị trường ổn định thì mức độ sinh lời thường khá thấp, giá luôn giữ ở mức an toàn, biên độ tăng thấp. Các doanh nghiệp thuộc nhóm phòng thủ cũng thường chia cổ tức đều đặn.

Ngoài ra, cổ phiếu phòng thủ cũng ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Và với độ rủi ro thấp, sinh lời thấp nên không quá hấp dẫn với những nhà đầu tư ưa mạo hiểm.

Ưu và nhược điểm của cổ phiếu phòng thủ

Ưu điểm

Nhược điểm

Nhu cầu của hàng hóa thiết yếu và dịch vụ liên quan đến cổ phiếu phòng thủ luôn cao trong bất kỳ giai đoạn kinh tế nào. Hơn nữa, việc chi trả cổ tức đều đặn cũng là một điểm cộng của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thuộc nhóm phòng thủ.Tăng trưởng thấp
Mặt trái của sự ổn định là các cổ phiếu phòng thủ hiếm khi tăng trưởng nhanh.
Việc bổ sung danh mục đầu tư với những cổ phiếu này giống như một biện pháp bảo vệ chống lại những thay đổi đột ngột trên thị trường chứng khoán, bảo vệ tài sản của nhà đầu tư.
Có thể được định giá quá cao
Cổ phiếu phòng thủ thường được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong thời gian thị trường biến động, nên có thể được định giá quá cao. Điều này cũng có thể khiến cổ phiếu có giá trị tăng cao giả tạo trong thời kỳ suy thoái.
Có xu hướng hoạt động tốt hơn khi thị trường suy thoái.

Hoạt động kém hiệu quả trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế tốt
Ưu và nhược điểm của cổ phiếu phòng thủ

Các chỉ số khi phân tích cổ phiếu phòng thủ

Khi phân tích về cổ phiếu phòng thủ, có 3 chỉ số quan trọng mà bạn cần lưu ý:

Các chỉ số khi phân tích cổ phiếu phòng thủ

Chỉ số Beta: Thông thường các cổ phiếu phòng thủ có chỉ số Beta <1 là yếu tố bắt buộc, duy trì ở mức này thì cổ phiếu mới có sự ổn định và ít biến đổi.

Cổ tức: Những doanh nghiệp thuộc nhóm cổ phiếu phòng thủ có lịch sử chi trả cổ tức đều đặn hằng năm bằng tiền hoặc cổ phiếu.

Chỉ số P/E: Bên cạnh việc hỗ trợ định giá cổ phiếu thì chỉ số P/E duy trì ở mức thấp là đặc điểm chung của những cổ phiếu phòng thủ.

Lưu ý khi đầu tư cổ phiếu phòng thủ

Cổ phiếu phòng thủ là một trong những lựa chọn được ưu tiên khi thị trường có sự biến động. Đây là nơi trú ẩn khá an toàn cho người chơi để bảo đảm tài chính của bản thân.

Lưu ý khi đầu tư cổ phiếu phòng thủ

Tuy nhiên, để đạt được kết quả đầu tư tốt nhất thì bạn nên tìm hiểu kỹ về nhóm cổ phiếu này, nắm vững các kiến thức nền tảng để không bị rủi ro cũng như đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư không nên cho rằng doanh nghiệp nào thuộc các nhóm ngành nói trên đều là cổ phiếu phòng phủ. Rất nhiều yếu tố được đưa ra để bạn đánh giá, so sánh và chọn lựa mã cổ phiếu tốt. Nhưng quan trọng nhất chính là tổ chức phải có mô hình kinh doanh ổn định, có tỷ lệ thâm dụng vốn thấp và tỷ lệ sử dụng đòn bẩy thấp.

Ngoài ra, các mã cổ phiếu của công ty lớn, hoạt động tốt, thuộc các nhóm ngành thiết yếu nhưng không phải 3 nhóm ngành trên cũng có thể được coi là mã cổ phiếu phòng thủ.

Cùng tác giả

thị trường chứng khoán hôm nay 17-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 17/07/2024

Thị trường chứng khoán có lượng mua tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng nên chỉ số chung VN-Index giữ được sắc xanh, trong đó VN30...
thị trường chứng khoán hôm nay 16-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 16/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch trầm lắng với mức thanh khoản khá thấp. Hiện tại, một số đại diện ngành Điện được hưởng...
thị trường chứng khoán hôm nay 09-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 09/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co quanh vùng 1280, thanh khoản có cải thiện do lượng bán mạnh tay vào rổ VN30 nhưng luôn...