Chứng quyền có bảo đảm là gì

Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant- CW) được giao dịch ngay thị trường chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư không cần đăng ký thêm tài khoản mới như khi muốn giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường phái sinh. Nhà đầu tư cũng không phải ký quỹ khi đầu tư vào chứng quyền.

Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant- CW) được giao dịch ngay thị trường chứng khoán cơ sở
Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant- CW) được giao dịch ngay thị trường chứng khoán cơ sở

Tìm hiểu thêm:

Thị trường chứng khoán là gì?

Các phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả

10 công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền có chứng khoán cơ sở là cổ phiếu không có bất cứ quyền nào. Ví dụ quyền biểu quyết, nhận cổ tức, nhận cổ phiếu thưởng, mua cổ phiếu phát hành thêm…) đối với doanh nghiệp.

Như vậy, chứng quyền có bảo đảm cung cấp cho nhà đầu tư quyền hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu. Nếu đang sở hữu chứng quyền và có lãi, nhà đầu tư có thể hiện thực hoá lợi nhuận thông qua bán trực tiếp trên sàn hoặc chờ đến ngày đáo hạn.

Có mấy loại chứng quyền có bảo đảm

Có hai loại chứng quyền có bảo đảm là chứng quyền mua và chứng quyền bán. Nhưng dù là loại nào thì cũng gắn một mã chứng khoán cơ sở như cổ phiếu, ETF, chỉ số… để xác định lãi hoặc lỗ.

Có hai loại chứng quyền có bảo đảm là chứng quyền mua và chứng quyền bán
Có hai loại chứng quyền có bảo đảm là chứng quyền mua và chứng quyền bán

Chứng quyền mua: là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện. Hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

Chứng quyền bán: là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện. Hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

Đặc điểm của Chứng quyền có bảo đảm

Tính đòn bẩy: Giá của chứng quyền nhỏ hơn nhiều so với giá của chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên giá trị nội tại của chứng quyền sẽ thay đổi gần như tương ứng với mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở.

Tỷ lệ thay đổi giá của chứng quyền sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở.
Giá của chứng quyền nhỏ hơn nhiều so với giá của chứng khoán cơ sở.

Tỉm hiểu về Các loại thuế và phí khi đầu tư chứng khoán

Tỷ lệ thay đổi giá của chứng quyền sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Nhờ vậy, chứng quyền có thể làm gia tăng suất sinh lợi cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động đúng với dự báo của nhà đầu tư.

Cố định khoản lỗ tối đa: Khi không thể nhận định chính xác về sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể đầu tư vào chứng quyền như một phương án thay thế.

Trường hợp giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì khoản lỗ tối đa chỉ là khoản phí (giá) của chứng quyền mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu chứng quyền.

Vốn đầu tư thấp: Giá giao dịch của mỗi chứng quyền khá thấp nên nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số tiền nhỏ.

Mua bán dễ dàng: Khi mua chứng quyền, nhà đầu tư được giao dịch và thanh toán tương tự như cổ phiếu.

Không phải ký quỹ: Khi tham gia giao dịch chứng quyền, nhà đầu tư không phải ký quỹ bất kỳ khoản tiền nào dù là chứng quyền mua hay bán. Điều này không giống như mua quyền chọn trong chứng khoán phái sinh.

Các loại giá của Chứng quyền có bảo đảm

Mỗi chứng quyền khi lưu hành sẽ có các loại giá khác nhau. Trong đó, mỗi loại giá lại có một ý nghĩa riêng.

Giá chứng quyền

Hay còn gọi là giá của một chứng quyền. Đây là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu chứng quyền. Vào thời điểm phát hành giá, chứng quyền là mức giá chào bán của tổ chức phát hành. Khi chứng quyền được niêm yết và giao dịch trên Sở GDCK, giá chứng quyền chính là giá giao dịch của chứng quyền trên thị trường.

Hay còn gọi là giá của một chứng quyền.
Hay còn gọi là giá của một chứng quyền.

Giá thực hiện

Giá thực hiện hay còn gọi là giá thực hiện quyền. Đây là mức giá mà nhà đầu tư sở hữu chứng quyền có quyền mua và quyền bán chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền khi chứng quyền đáo hạn. Và đây cũng là cơ sở so sánh để nhà đầu tư xác định trạng thái và mức lãi lỗ khi đầu tư vào chứng quyền.

Mức giá thực hiện quyền sẽ được tổ chức phát hành công bố khi chào bán chứng quyền. Thông thường, giá thực hiện sẽ được giữ cố định trong suốt thời hạn của chứng quyền. Giá này chỉ thực hiện điều chỉnh trong một số trường hợp chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp.

Giá thanh toán

Giá thanh toán là mức giá được Sở Giao dịch Chứng khoán xác định và công bố trước ngày đáo hạn của chứng quyền. Mức chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện cho biết mức lãi và lỗ của nhà đầu tư vào thời điểm đáo hạn của chứng quyền. Đây cũng là cơ sở để tổ chức phát hành thực hiện thanh toán khoản tiền chênh lệch khi nhà đầu tư thực hiện quyền.

Yếu tố ảnh hưởng đến giá Chứng quyền

Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền là hai yếu tố để xác định giá trị nội tại của chứng quyền, tác động trực tiếp đến giá chứng quyền.

Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền là hai yếu tố để xác định giá trị nội tại của chứng quyền
Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền là hai yếu tố để xác định giá trị nội tại của chứng quyền

Thời gian đáo hạn: thể hiện giá trị thời gian của chứng quyền, thời gian đáo hạn của chứng quyền càng dài thì giá trị càng cao.

Biến động giá chứng khoán cơ sở: là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền). Do đó giá của chứng quyền cũng cao.

Lãi suất: Việc lãi suất tăng hay giảm cũng tác động đến xác định giá của chứng quyền. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn.

Việc lãi suất tăng hay giảm cũng tác động đến xác định giá của chứng quyền
Việc lãi suất tăng hay giảm cũng tác động đến xác định giá của chứng quyền

Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền mua và ít hơn đối với chứng quyền bán.

Ví dụ về Chứng quyền có bảo đảm

Ví dụ, chứng quyền mua HDB2101 do một Công ty Chứng khoán phát hành có kỳ hạn 9 tháng. Ngày giao dịch đầu tiên là 18/1 và cuối cùng là 20/9. Giá phát hành là 1.000 đồng và giá thực hiện là 29.888 đồng. Tỷ lệ chuyển đổi là 5:1, tức 5 chứng quyền cho 1 cổ phiếu.

Ví dụ về Chứng quyền có bảo đảm
Ví dụ về Chứng quyền có bảo đảm

Giá tham chiếu HDB tại ngày giao dịch đầu tiên chứng quyền là 27.900 đồng. Với số vốn 30 triệu đồng và không tính yếu tố lô giao dịch thì nhà đầu tư có thể mua 1.075 cổ phiếu HDB hoặc 30.000 chứng quyền.

Đến ngày 2/7, giá tham chiếu cổ phiếu là 36.450 đồng và giá tham chiếu chứng quyền là 3.240 đồng.

Trong trường hợp mua cổ phiếu và chốt lời, nhà đầu tư lời 1.075 x (36.450-29.888) = 7.054.150 VNĐ, tương ứng tỷ suất sinh lời 23%. Trong trường hợp mua chứng quyền, nhà đầu tư có mức lời 30.000 x (3.240-1.000) = 67.200.000 VNĐ, tương ứng tỷ suất sinh lời 124%.

Trong trường hợp mua chứng quyền và nắm giữ đến ngày đáo hạn (giả sử cổ phiếu HDB lên 50.000 đồng), nhà đầu tư được tổ chức phát hành thanh toán số tiền (30.000/5) * (50.000-29.888) = 120.672.000 VNĐ. Sau khi trừ vốn thì nhà đầu tư lãi 90.672.000 VNĐ, tương ứng tỷ suất sinh lời 202%.

Nhà đầu tư sẽ hoà vốn trong trường hợp thị giá HDB tại ngày chứng quyền đáo hạn là 34.888 đồng, tức bằng giá mua chứng quyền nhân tỷ lệ chuyển đội và cộng thêm giá thực hiện.

Với trường hợp mua chứng quyền và nắm giữ đến ngày đáo hạn nhưng khi đó cổ phiếu HDB chỉ còn 20.000 đồng, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư. Trong khi đó, nếu mua cổ phiếu thì nhà đầu tư chỉ lỗ (27.900-20.000) * 1.075 = 8.492.500 VNĐ, tương ứng mức lỗ 28%.

Phân biệt Chứng quyền có bảo đảm và Quyền chọn

Hạng mụcChứng quyềnQuyền chọn
Thị trường giao dịchCash MarketPhái sinh
Thiết kế sản phẩmCông ty chứng khoánSở giao dịch chứng khoán phái sinh
Yêu cầu nhà đầu tư ký quỹKhông
Chuyển giao tài sảnGiữa công ty chứng khoán và nhà đầu tưGiữa nhà đầu tư
Phân biệt Chứng quyền có bảo đảm và Quyền chọn

Các nội dung trong Chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm bao gồm những thông tin sau:

Các nội dung trong Chứng quyền có bảo đảm
Các nội dung trong Chứng quyền có bảo đảm

Chứng khoán cơ sở: Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF. Trong giai đoạn đầu triển khai chứng quyền tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở.

Giá chứng quyền: Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu chứng quyền.

Giá thực hiện: Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn.

: Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF.
: Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF.

Tỷ lệ chuyển đổi: Cho biết số chứng quyền mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, nghĩa là cần sở hữu 10 chứng quyền để mua một chứng khoán cơ sở

Thời hạn chứng quyền: Là thời gian lưu hành của chứng quyền, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng.

Ngày giao dịch cuối cùng: Là ngày giao dịch trước hai (02) ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch.

Trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.

Ngày đáo hạn: Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền.
Ngày đáo hạn: Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền.

Ngày đáo hạn: Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền.

Kiểu thực hiện quyền: Bao gồm 2 kiểu thực hiện quyền: kiểu Châu Âu và kiểu Châu Mỹ. Trong giai đoạn đầu triển khai chứng quyền tại Việt Nam, chứng quyền chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu. Tức là, người sở hữu chứng quyền chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn.

Phương thức thanh toán: Khi thực hiện chứng quyền sẽ được thanh toán bằng tiền mặt. Theo đó, người sở hữu chứng quyền sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.