Thuật ngữ trong phân tích cơ bản cho nhà đầu tư
Các thuật ngữ trong phân tích cơ bản
Xem bản báo cáo tài chính (Financial statement)
Báo cáo tài chính (BCTC) là bảng báo cáo cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh (doanh thu lợi nhuận), tỉnh hình tài chính (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu) và dòng tiền lưu chuyển của doanh nghiệp. Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và năm. Báo cáo tài chính bao gồm:
Xem thêm:
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là gì
Phân tích kỹ thuật (TA) trong chứng khoán là gì
- Bảng cân đối kế toán: cung cấp thông tin tổng giá trị tài sản và tổng nợ và vốn chủ sở hữu
tại 1 thời điểm nhất định. - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cung cấp thông tin tổng doanh thu, chi phí & lợi nhuận hoạt động trong một kỳ
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: báo cáo ghi nhận dòng tiền ra, vào của doanh nghiệp được phân loại theo 3 hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định.
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: là phần cung cấp thông tin chi tiết các thông tin số liệu đã trình bày ở các Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác.
Báo cáo thường niên
Báo cáo thường niên là bản báo cáo tài chính chi tiết được hội đồng quản trị công ty công bố hàng năm. Mục đích của báo cáo thường niên là ghi chép lại hoạt động trong năm đó đồng thời cho các cổ đông thấy được những triển vọng hay các kế hoạch trong tương lai của công ty.
Giá trị tài sản trong sổ sách (Book Value)
Giá trị sổ sách là giá trị của doanh nghiệp dựa trên số liệu sổ sách kế toán, chủ yếu qua bảng cân đối kế
toán. Giá trị này thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu trừ đi tài sản vô hình chia cho tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Dựa vào giá trị sổ sách, nhà đầu tư có thể định giá công ty để tìm ra giá trị thực của cổ phiếu sau đó so sánh với giá thị trường để đưa ra quyết định mua bán đúng đắn. Ngoài ra, bên cạnh giá trị sổ sách, nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp với các chỉ số định giá khác để có cái nhìn khách quan nhất.
Tỷ suất thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Chỉ số EPS (Earnings per share) là phần lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi cổ phiếu thông thường, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số này thường được dùng để phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Xem thêm:
IPO là gì, điều kiện để doanh nghiệp IPO ra công chúng
Doanh nghiệp thoái vốn tác động ra sao đến giá cổ phiếu
Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng EPS càng cao và ổn định qua các quý sẽ được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, từ đó thu hút dòng tiền đầu tư. Ngoài ra, EPS còn là yếu tố quan trọng để tính toán chỉ số P/E trong hoạt động định giá cổ phiếu.
Hệ số giả trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E)
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trưởng (Market Price) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Chỉ số này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu để thu về 1 đồng tiền lãi. Chỉ số P/E càng cao chứng tỏ nhà đầu tư càng kỳ vọng về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp và ngược lại.
Hệ số giá thị trường trên giá sổ sách (P/B)
Chỉ số P/B (Price to Book Value ratio) là chỉ số dùng để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường cao gấp bao nhiêu lần hay thấp hơn bao nhiêu lần so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ số P/B cho biết với một đồng giá trị sổ sách, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu đồng cho giá một cổ phiếu của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài khoản (ROA)
ROA (Return on Asset) là tỷ suất đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Nhà đầu tư sử dụng chỉ số ROA để biết được công ty có đang sử dụng tài sản hiệu quả không và kiếm được
được bao nhiêu tiền lãi trên một đồng tài sản. ROA càng cao cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt, qua đó cổ phiếu cảng hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE (Return on Equity) là tỷ suất đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông. Chỉ số này
sẽ giúp các nhà đầu tư không chỉ nắm được khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ trong việc so sánh giữa các công ty khác trong cùng một ngành.
Doanh nghiệp có chỉ số ROE cao và ổn định qua các năm sẽ thể hiện tình hình hoạt động ổn định và phát triển, qua đó thu hút dòng tiền từ các nhà đầu tư.