Cách đọc báo cáo tài chính cho nhà đầu tư chứng khoán
Đọc báo cáo tài chính là gì
Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền… Báo cáo tài chính thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.
Xem thêm:
Đầu tư tài chính là gì, các hình thức đầu tư tài chính tại Việt Nam
Cẩm nang đầu tư chứng khoán cho người mới
Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:
- Báo cáo của Ban giám đốc
- Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Cách đọc báo cáo tài chính cho nhà đầu tư
Dưới đây là các bước đơn giản để nhà đầu tư đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp hiệu quả.
Xem ý kiến của kiểm toán viên
Thực tế, các kiểm toán viên là người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực tài chính. Với phần này, bạn có thể xác định tính trung thực và một số vấn đề được bổ sung.
Thông thường, kiểm toán viên thường đưa ra 1 trong 4 ý kiến về độ tin cậy của một bộ báo cáo:
Chấp nhận toàn phần: Điều này thể hiện báo cáo phản ánh trung thực, hợp lý, đáng tin tưởng và không có sai sót.
Ngoại trừ: Khi thấy nhận xét này, kiểm toán viên không thể thu thập đủ dữ liệu hoặc một số thông tin tài chính về công ty không rõ ràng. Điều này có thể do công ty không tuân thủ các quy tắc đặt ra hoặc thiếu thông tin thuyết minh.
Không chấp nhận (hay trái ngược): Ý kiến này xuất hiện khi kiểm toán có nhận định khác nhau một phần so với thông tin trong bản báo cáo. Điều này được phát hành dựa trên cơ sở thu thập đầy đủ bằng chứng cho thấy báo cáo không trung thực hoặc không hợp lý.
Từ chối: Bên kiểm toán có thể từ chối đưa ra ý kiến khi không thể thu thập đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến. Bởi nhiều vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính mà kiểm toán viên không thể xác định kết quả.
Cách đọc bảng cân đối kế toán
Quá trình thực hiện đọc và phân tích bảng cân đối kế toán:
Bước 1: Liệt kê những mục lớn trong tài sản và nguồn vốn.
Bước 2: Tính toán các khoản mục trong tài sản và nguồn vốn, xem xét sự thay đổi của các khoản mục.
Bước 3: Lưu ý những khoản mục chiếm tỷ lệ lớn hoặc có biến động lớn về giá trị.
Bảng cân đối kế toán là số liệu quan trọng làm cơ sở để phân tích tình hình của doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng này gồm tài sản, nguồn vốn.
Tài sản là những thứ có giá trị thuộc sở hữu của doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế. Tài sản có tài sản ngắn hạn và tài sản cố định.
+ Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho.
+ Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Nguồn vốn là những giá trị tạo nên tài sản. Phần này bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
+ Vốn chủ sở hữu là những thứ thuộc chủ sở hữu tạo nên tài sản. Các khoản tạo nên mục này bao gồm: vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ của doanh nghiệp.
+ Nợ phải trả là những khoản tiền thuộc nghĩa vụ tài chính với bên ngoài, bao gồm các khoản phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp, phải trả người lao động, các khoản vay và nợ ngắn hạn/ dài hạn.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản thể hiện mức độ đầu tư của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào ngành nghề mà tỷ lệ này có khác nhau. Đặc biệt, hàng tồn kho và các khoản phải thu cần phải lưu ý thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thể hiện mức độ an toàn của doanh nghiệp. Một số ngành nghề đặc biệt như ngân hàng, hợp tác xã tín dụng,… thường có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp. Tuy nhiên, các ngành nghề khác có tỷ lệ vốn chủ sở hữu quá thấp thể hiện sự rủi ro của doanh nghiệp khá cao. Bên cạnh đó, các khoản vay liên quan đến chi phí tài chính của doanh nghiệp, khi tăng cao gây áp lực trả nợ lớn.
Cách đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Quy trình đọc và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Bước 1: Tách riêng chi phí và doanh thu.
- Bước 2: Tính toán tỷ trọng từng khoản doanh thu trong tổng doanh thu và tỷ trọng từng chi phí trong tổng chi phí.
- Bước 3: Xem xét các sự thay đổi của từng khoản và tìm hiểu nguyên nhân.
Như tên gọi, bảng này thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm ghi nhận. Các khoản được ghi nhận trên bảng này bao gồm: doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thuế phải nộp.
Đặc biệt, các khoản này được tính lần lượt theo hoạt động kinh doanh chính, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được tính trên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận trước thuế sẽ được tính bằng tổng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
- Lợi nhuận trước thuế loại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, bạn sẽ có lợi nhuận sau thuế.
Thông thường, lợi nhuận khác không cao hơn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vì doanh thu khác và chi phí khác phát sinh chủ yếu trên các hoạt động bất thường: thanh lý tài sản, bồi thường hợp đồng,… Vì vậy, nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên kiểm tra nguyên nhân cụ thể.
Khi doanh thu hoặc chi phí hoạt động kinh doanh biến động, bạn cần xem xét, nắm rõ lý do. Bất kỳ sự biến động nào trong doanh thu, chi phí, giá vốn đều cần có nguyên nhân rõ ràng và đưa ra hướng điều chỉnh cần thiết.
Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Các bước đọc và tìm hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Tìm hiểu thêm:
Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
Tính thanh khoản là gì, vai trò của thanh khoản trong đầu tư
- Bước 1: Xem xét các khoản thu chi từng hạng mục.
- Bước 2: Tính tỷ trọng và sự thay đổi của các khoản thu chi từng hoạt động.
- Bước 3: Kiểm tra nguyên nhân của sự thay đổi và phân tích, nhận định dựa trên các dữ liệu thu được.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện tình hình thu chi thực tế của doanh nghiệp trong kỳ, vòng quay luân chuyển vốn. Các hoạt động của dòng tiền được ghi nhận theo hoạt động phát sinh:
- Nhóm 1: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh phát sinh trong quá trình cung cấp hàng hóa dịch vụ. Đối tượng liên quan bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, nhà nước,…
- Nhóm 2: Dòng tiền từ hoạt động đầu tư phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý tài sản cố định và tài sản dài hạn.
- Nhóm 3: Dòng tiền từ hoạt động tài chính phát sinh liên quan đến sự tăng giảm vốn chủ sở hữu và các khoản vay nợ.
Đối với mỗi doanh nghiệp, dòng tiền nhóm 2 và 3 nếu tăng ở kỳ hiện tại thì sẽ giảm ở kỳ tương lai và ngược lại. Tài sản có mua mới thì có lúc phải bán, thanh lý. Khoản nợ có vay thì cũng phải trả cả gốc và lãi.
Chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm nhất là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bởi nó thể hiện sự hiệu quả thực tế. Đây cũng là dòng tiền giúp doanh nghiệp được đánh giá cao nếu có sự tăng trưởng đều đặn.
Các khoản tiền và tương đương tiền cuối kỳ có thể giảm và được đánh giá tốt nếu các khoản vay giảm hoặc chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Điều này thể hiện doanh nghiệp có lượng tiền ổn định và tài chính vững, đủ khả năng để trả nợ và trả cổ tức cho cổ đông.