Tính thanh khoản là gì, vai trò của thanh khoản trong đầu tư
Tính thanh khoản là gì
Tài sản có tính thanh khoản cao hay thấp phụ thuộc vào thời gian và chi phí. Khi nhà đầu tư mất càng nhiều chi phí và thời gian để thu hồi vốn thì thanh khoản thấp, đồng nghĩa với độ rủi ro cao.
Trong đầu tư tài chính, các loại tài sản như chứng khoán, ngân hàng, vàng được xem là tài sản có tính thanh khoản cao. Khi thị trường có tính thanh khoản cao thì được xem là kênh đầu tư tài chính an toàn và hiệu quả.
Tìm hiểu thêm:
Force sell là gì? Một số cách để tránh Force sell
Phân tích kỹ thuật (TA) trong chứng khoán là gì?
Vai trò của thanh khoản trong đầu tư tài chính
Tính thanh khoản của tài sản là một trong những chỉ số quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Chỉ số này đặc biệt được doanh nghiệp và các nhà đầu tư quan tâm bởi những lý do sau:
Đối với doanh nghiệp
Hoạt động đo lường tính thanh khoản các loại tài sản giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính của công ty mình, cụ thể:
-Nhận ra được các vấn đề hiện tại trong tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó nhanh chóng đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp nhất.
-Giúp doanh nghiệp phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và tìm ra hướng đi hạn chế những rủi ro đó xảy ra.
-Đảm bảo thanh toán đúng hạn cho các khoản vay nợ. Từ đó, tạo niềm tin, sự uy tín đối với của các nhà đầu tư hay đối tác có ý định đầu tư vào doanh nghiệp trong tương lai.
-Đưa ra các phương án quản trị phù hợp giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn tài chính, tăng tính thanh khoản cho công ty. Tránh lãng phí dòng tiền khi khó khăn tới cũng như tạo cơ hội để phát triển, nâng cao dòng tiền lành mạnh cho doanh nghiệp khi có cơ hội.
Đối với nhà đầu tư
“Thanh khoản là gì?” là câu hỏi mà bất kỳ nhà đầu tư F0 nào cũng quan tâm. Bởi xem xét tính thanh khoản của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trước khi ra quyết định rót vốn đầu tư.
Đánh giá tính thanh khoản của một công ty giúp các nhà đầu tư nhận biết được tình hình tài chính của công ty hiện tại bao gồm các rủi ro thanh toán cũng như các khoản nợ của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả.
Phân loại tài sản theo tính thanh khoản
Dựa vào thời gian thanh khoản, các loại tài sản được sắp xếp theo thứ tự thanh khoản từ cao đến thấp như sau:
-Tiền mặt
-Đầu tư ngắn hạn
-Khoản phải thu
-Ứng trước ngắn hạn
-Hàng tồn kho
Trong đó, tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất bởi nó có thể dễ dàng được sử dụng trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ. Ngược lại, hàng tồn kho được xem là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Vì chúng phải trải qua các giai đoạn như phân phối và tiêu thụ rồi mới chuyển thành khoản phải thu. Sau một thời gian khoản phải thu mới được chuyển thành tiền mặt.
Ngoài các loại tài sản kể trên, chứng khoán cũng được xem là một loại sản có tính thanh khoản cao. Chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh. Vì vậy mà thị trường chứng khoán ngày càng trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.
Lưu ý đặc biệt đối với nhà đầu tư khi lựa chọn loại chứng khoán để đầu tư đó là khả năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Loại chứng khoán nào có khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm người mua hay phải bán mất giá, nhà đầu tư sẽ chịu tổn thất lớn. Điều này được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư.
Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong đầu tư tài chính. Nhà đầu tư F0 nên nắm rõ để có thể đánh giá được mức độ thanh khoản của sản phẩm đầu tư trong tương lai. Bao gồm:
Chính sách, quy định của Nhà nước
Mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều phải tuân theo và chịu sự tác động của các chính sách, quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu chính sách giúp thị trường phát triển tốt thì tính thanh khoản sẽ cao. Ngược lại, nếu chính sách hạn chế hoặc làm thị trường lao dốc thì tính thanh khoản sẽ giảm.
Ví dụ: Năm 2007, chỉ thị số 03 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về khống chế dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá… cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% đã gây sốc với thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán lao dốc, hàng loạt mã chứng khoán giảm mạnh nhưng nhà đầu tư không có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân hàng nên không thể mua vào ở thời điểm chỉ thị được ban hành.
Tâm lý của nhà đầu tư
Các nhà đầu tư được chia thành nhiều phân khúc như đầu tư ngắn, trung và dài hạn. Trong quá trình giao dịch trên thị trường, đa số các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ chịu nhiều biến động và phụ thuộc vào thị trường. Họ chỉ hứng thú khi thị trường khởi sắc và e dè, cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư khi thị trường đi xuống.
Tìm hiểu thêm:
5 sai lầm phổ biến nhất về đầu tư mà F0 nên tránh
15 cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp
Các chỉ số này sẽ phản ánh trực tiếp tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, tốc độ tăng trưởng cao thì các sản phẩm của công ty đó sẽ có tính thanh khoản cao. Ngược lại, nếu các chỉ số tài chính không tốt thì sản phẩm của công ty đó cũng có tính thanh khoản kém.
Ví dụ: Chỉ số P/E là một chỉ số tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán của công ty đó. Đây là chỉ số thể hiện kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất chính là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường.
Bẫy thanh khoản trong đầu tư tài chính
Bên cạnh “Tính thanh khoản là gì?”, thì “Bẫy thanh khoản là gì?” cũng là một câu hỏi phổ biến của các nhà đầu tư F0.
Khái niệm Bẫy thanh khoản chỉ một hiện tượng thị trường khi mức lãi suất xuống quá thấp. Nhà đầu tư có xu hướng quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt (tài sản không sinh lời) hơn là giữ những tài sản sinh lợi khác.
Cụ thể, khi bẫy thanh khoản xuất hiện lãi suất danh nghĩa tiến gần hoặc bằng 0. Lúc này nhà đầu tư sẽ đánh giá rằng lãi suất không thể tăng lên. Do đó họ có xu hướng chuyển sang nắm giữ tiền mặt hơn là lựa chọn đầu tư hay mua trái phiếu.
Rủi ro thanh khoản là gì?
“Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán, theo đó việc không thể thực hiện này sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn” (Duttweiler, 2010).
Có thể hiểu, rủi ro trong thanh khoản chứng khoán là những tổn thất tiềm năng về tài chính và thương hiệu. Nó xảy ra khi các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính không có khả năng hoặc năng lực thực hiện nghĩa vụ chi trả và thanh toán những khoản nợ đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết trước đó.
Khi có quá nhiều rủi ro thanh khoản, họ sẽ phải bán tài sản của mình để trả nợ. Trong trường hợp khó tìm người mua, tài sản sẽ phải hạ giá thấp hơn hoặc tìm một hướng giải quyết khác để bù đắp khoản nợ của họ với các bên đã cam kết.
Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản
Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản rất lớn. Rủi ro thanh khoản gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, xã hội và đời sống.
-Ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư: Khi lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền gửi vào ngân hàng tăng sẽ khiến cho nền kinh tế giảm kênh huy động vốn.
-Lãi suất tín dụng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến giá tăng (do lạm phát tăng). Lúc này các doanh nghiệp sẽ cân nhắc để giảm quy mô đầu tư. Nền kinh tế cũng vì thế mà giảm tăng trưởng.
-Giá cả tăng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng đời sống của người dân.
Các giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản
Những hậu quả mà rủi ro thanh khoản đem lại là lớn vì vậy cần cân nhắc các biện pháp giúp quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả:
Xem thêm:
Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán và cách phòng tránh
Hội chứng tâm lý FOMO trong đầu tư chứng khoán là gì
-Thu hút và làm đa dạng nguồn vốn bằng cách sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ,…).
-Sử dụng các công cụ hỗ trợ tái cấp vốn.
-Tuân thủ, thực hiện và quản lý nghiêm túc các quy định về hoạt động tín dụng được Nhà nước ban hành.
Tái cơ cấu các nguồn vốn vay, vốn huy động một cách hợp lý.
-Duy trì ổn định tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và lượng tiền mặt dự trữ.
-Quản lý chặt chẽ các rủi ro thanh khoản.
Như vậy, thông qua bài viết, bạn đã hiểu về thanh khoản là gì và vai trò của thanh khoản trong đầu tư tài chính. Hãy ghé GM Invest thường xuyên để cập nhật thông tin, kiến thức về đầu tư tài chính, chứng khoán.