Hội chứng FOMO trong đầu tư chứng khoán là gì
Hội chứng FOMO trong đầu tư chứng khoán
Giả sử nhà đầu tư thấy cổ phiếu nào đó đang trên đà tăng giá mạnh mẽ thì lập tức có ý định xuống tiền mua ngay. Họ cho rằng các nhà đầu tư khác đang thu về lợi nhuận từ cổ phiếu đó. Họ chưa kịp suy xét về các yếu tố tác động khác như thị trường, doanh nghiệp. Và cũng chưa tìm hiểu lý do vì sao cổ phiếu đó tăng nhanh, hay có ẩn chứa rủi ro gì không.
Tìm hiểu thêm:
5 sai lầm phổ biến nhất về đầu tư mà F0 nên tránh
15 cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
Cách đầu tư chứng khoán chi tiết nhất cho người mới bắt đầu
Ngược lại, trường hợp thị trường trên đà giảm điểm, nếu bị chi phối bởi hiệu ứng FOMO, nhà đầu tư thường nảy sinh cảm giấc bất an, thiếu tự tin. Từ đó đưa họ đến các quyết định sai lầm và ảnh hưởng đến kết quả đầu tư trong dài hạn.
FOMO (Fear of missing out) dùng để chỉ trạng thái tâm lý lo lắng, nỗi sợ bỏ lỡ hoặc bị mất cơ hội. Những người mắc hội chứng này thường có cảm giác rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ mà mình không có được.
Hội chứng FOMO chính là cảm giác sợ trở thành người “tối cổ”, “kẻ đến sau” trong cuộc chơi. FOMO trong chứng khoán được coi là “cái bẫy” đối với hầu hết giới đầu tư. Kể cả nhà đầu tư F0 hay những người giàu kinh nghiệm giao dịch chứng khoán.
Nguyên nhân của hội chứng FOMO trong chứng khoán
Bạn đã hiểu được hiệu ứng FOMO là gì. Vậy nguyên nhân của hội chứng FOMO là do đâu. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính.
Thiếu hiểu biết về thị trường
Có câu “Thiếu hiểu biết sẽ nảy sinh nghi ngờ”. Đa số những người mới tham gia đầu tư đều không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về thị trường.
Thay vì bồi dưỡng lý thuyết thì họ đã lựa chọn giao dịch thật nhiều. Nhưng thật không may điều này khiến họ sa vào bẫy FOMO đã được giăng sẵn.
Không có kế hoạch đầu tư rõ ràng
Thiếu lộ trình rõ ràng khi sử dụng dòng tiền đầu tư cũng là nguyên nhân dẫn nhà đầu tư đến “bi kịch”. Vì không có hướng đi cụ thể, nhà đầu tư dễ bị nghiêng ngả bởi các luồng thông tin khác nhau. Từ đó khiến hiệu quả đầu tư không được cao như kỳ vọng hoặc mù mờ về các bước đi trong tương lai.
Chiến thắng hoặc thất bại liên tiếp
Việc liên tục chiến thắng hoặc thất bại khi đầu tư cũng dễ khiến nhà đầu tư rơi vào hội chứng FOMO. Nếu đang trên đà chiến thắng, họ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, bốc đồng, đầu tư không chọn lọc vì sợ bỏ qua cơ hội kiếm lời tốt. Họ tận dụng triệt để các cơ hội để làm giàu.
Trong khi đó, nếu liên tục thất bại, nhà đầu tư sẽ luôn tìm kiếm các cơ hội để gỡ lại. Vì họ có thể cảm thấy áp lực về những khoản tiền đã mất. Tuy nhiên, không phải cơ hội gỡ gạc nào cũng dễ dàng và hấp dẫn.
Quá tự tin hoặc thiếu kiên nhẫn
Quá tự tin tạo thành tính chủ quan, có thể khiến nhà đầu tư bỏ qua những biến động quan trọng trên thị trường chứng khoán. Không ít nhà đầu tư muốn chứng tỏ bản thân, khẳng định mình chẳng thua kém ai nhưng cuối cùng phải ngậm ngùi chịu cái kết đắng.
Nguyên nhân của hội chứng FOMO còn đến từ việc nhà đầu tư tự ti và thiếu kiên nhẫn. Người tự ti về bản thân chính là đối tượng dễ bị FOMO kiểm soát nhất. Bởi họ không có đủ bản lĩnh cũng như kiên định để tiếp nối kế hoạch và chiến lược đầu tư đã đề ra trước đó.
Mong muốn một chiến thắng “lừng lẫy”
Trong đầu tư, những chiến thắng nhỏ lẻ đôi khi khiến nhà đầu tư thấy thật nhàm chán. Họ tham vọng tìm đến những cơ hội mới và bị chúng cuốn vào. Ban đầu có vẻ ổn định, nhưng sau đó thì chẳng có chuỗi chiến thắng nào kéo dài mãi.
Sự ám ảnh về thành công
Ai cũng khát khao chiến thắng, đạt được thành công khi tham gia vào đầu tư. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trạng thái FOMO. Sự ám ảnh về thành công sẽ khiến các nhà đầu tư mất kiểm soát, dẫn đến ra quyết định bốc đồng và tập trung vào lợi ích ngắn hạn hơn là các chiến lược đầu tư dài hạn.
Cách tránh bẫy FOMO trong chứng khoán
Rơi vào bẫy FOMO là điều không một nhà đầu tư nào muốn nhưng lại rất dễ gặp phải. Tuy nhiên, nếu trang bị đầy đủ kiến thức, bạn sẽ tránh được nguy cơ rơi vào chiếc bẫy nguy hiểm này.
Xem thêm:
Force sell là gì? Một số cách để tránh Force sell
Tìm hiểu kỹ thông tin
Để tránh bẫy FOMO trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi ra quyết định. Trong đó, hai yếu tố bạn cần hiểu rõ là thị trường và doanh nghiệp. Bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của giao dịch. Nắm vững các thông tin thị trường sẽ giúp bạn đánh giá được tính chính xác và tránh xuống tiền sai lầm vào các mã cổ phiếu không triển vọng.
Tính kỷ luật
Một cách hiệu quả khác để không bị cuốn theo làn sóng FOMO là chủ động xác định “biên an toàn” của bản thân. Ví dụ, nhà đầu tư nên vạch rõ giới hạn vốn mà mình có thể chịu đựng. Xác định mục tiêu đầu tư ngắn hạn hay dài hạn và xây dựng lộ trình tuân thủ nguyên tắc đó. Do đó, kỷ luật là yếu tố thứ hai để nhà đầu tư không bị điều khiển bởi tâm lý FOMO.
Tỉnh táo để quyết định sáng suốt
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để biết khi nào nên dừng lại để cắt lỗ. Trong điều kiện biến động của thị trường, nhà đầu tư không nên cố chấp nắm giữ cổ phiếu để gồng lỗ ở cuối chu kỳ tăng giá. Biết cắt lỗ đúng thời điểm cũng là lưu ý để tránh hiệu ứng FOMO được khuyên bởi chuyên gia.
Rèn luyện tâm lý vững vàng
Cuối cùng, để tránh gặp phải hội chứng FOMO, nhà đầu tư cần rèn luyện được tâm lý vững càng khi đối mặt với biến động. Không phải cổ phiếu giảm giá nào cũng là thua lỗ, cũng như không phải mua vào các mã đang lên sẽ sinh lời. Do đó, nhà đầu tư nên cẩn trọng quan sát thời điểm mua vào và bán ra thích hợp, cân nhắc đến những trường hợp tương tự đã xảy ra trên thị trường để tránh “đu đỉnh”, “bán đáy” hay “bán lúa non”.
Với những chia sẻ trên từ GM Invest về hội chứng FOMO trong đầu tư chứng khoán, mong rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích cho hành trình đầu tư.