Đòn bẩy tài chính là gì, cách sử dụng đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là gì
Đòn bẩy tài chính hay đòn bẩy nợ, là mức độ vay vốn mà các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng, thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu. Mục đích là để gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, hay thu nhập trên một cổ phần thường.
Tìm hiểu thêm:
Vốn hóa thị trường là gì, cách tính vốn hóa thị trườngv
Các loại thuế và phí khi đầu tư chứng khoán
Tính thanh khoản là gì, vai trò của thanh khoản trong đầu tư
Công cụ đòn bẩy này giúp người vay nợ thu được lợi nhuận chỉ với một phần vốn nhỏ. Số tiền đi vay có thể là từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính.
Đối với các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh không thể thiếu được đòn bẩy tài chính. Khi doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, họ sẽ huy động nguồn vốn vay bên ngoài vốn chủ sở hữu. Biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả sẽ mang lại những khoản lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính thường được coi là con dao hai lưỡi. Và chỉ nên sử dụng khi nhà đầu tư có kiến thức lẫn khả năng đánh giá tốt thị trường. Nếu không sẽ xảy ra hai trường hợp.
-Trường hợp lợi nhuận đầu tư bằng hoặc cao hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có đủ tiền trả vốn vay và lãi vay, cùng lúc hưởng tỷ suất lợi nhuận cao.
-Trường hợp lợi nhuận đầu tư thấp hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ bị mất nhiều tiền hơn so với việc đầu tư bằng số vốn ban đầu.
Vai trò của đòn bẩy tài chính trong đầu tư
Đối với nhà đầu tư cá nhân, đòn bẩy tài chính giúp gia tăng vốn đầu tư bằng việc vay vốn. Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, bạn đánh cược vào cơ hội đầu tư. Bạn kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận đủ cao và kịp thời để trả hết khoản vay, sau đó bỏ túi số tiền lời còn lại.
Đối với nhà đầu tư là các doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính là công cụ để bù đắp sự thiếu hụt vốn. Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh. Mặt khác còn giúp doanh nghiệp nắm bắt thời cơ tăng trưởng mạnh.
Trong đó các khoản vay và lãi vay được tính vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. Chi phí này được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Nhờ đó, doanh nghiệp nộp ít thuế hơn nhưng vẫn gia tăng lợi nhuận.
Lợi thế khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính cho phép các nhà đầu tư cá nhân và các doanh nghiệp tận dụng khoản vốn đi vay để tối ưu các khoản đầu tư. Đây là một chiến lược thông minh để mở rộng lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng.
Tìm hiểu thêm:
Hoạt động tự doanh chứng khoán là gì, yêu cầu của tự doanh chứng khoán
Bán khống chứng khoán là gì, rủi ro từ bán khống chứng khoán
Ví dụ, thay vì đầu tư bằng tất cả tiền mặt cho việc mua bất động sản, bạn có thể sử dụng khoản vay. Nhờ đó bạn có thể mua nhiều hơn để gia tăng lợi nhuận.
Đối với các doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính có thể hỗ trợ các khoản đầu tư vượt quá khả năng chi trả hiện tại. Chẳng hạn như đầu tư văn phòng mới, đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ mới. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính có thể cứu doanh nghiệp đang cạn kiệt tiền mặt trong các hoạt động hàng ngày. Hay trong trường hợp doanh số bán hàng tăng đột biến mà không có sản phẩm cần thiết để thực hiện các đơn đặt hàng.
Các chỉ số đòn bẩy tài chính phổ biến cần biết
Dưới đây là các chỉ số đòn bẩy tài chính phổ biến mà các nhà đầu tư cần nắm được khi sử dụng công cụ này.
Hệ số nợ/tổng tài sản
Đây là tỷ lệ đòn bẩy giúp doanh nghiệp xác định được tổng số nợ liên quan đến tài sản và cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các doanh nghiệp. Công thức xác định như sau: TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng số tài sản.
Tỷ lệ này càng cao thì mức độ doanh nghiệp gặp rủi càng lớn. Dựa vào tỷ lệ này để đánh giá được khả năng chi trả nghĩa vụ nợ hiện tại và các số nợ đầu tư của doanh nghiệp.
Hệ số nợ/vốn
Hệ số này dùng để đo lường quy mô tài chính doanh nghiệp. Đồng thời phản ánh khoản dư nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ số này còn mang đến cái nhìn bao quát cho các nhà đầu tư về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Và cách để doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động kinh doanh.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu
Đây là tỷ lệ vốn chủ sở hữu bỏ ra và vốn của chủ doanh nghiệp huy động bằng cách đi vay. Hệ số này được sử dụng khi doanh nghiệp muốn xem xét nguồn vốn hiện có và cách sử dụng nó có mang lại hiệu quả cao trong suốt thời gian dài.
Nếu kết quả tỷ lệ này lớn hơn 1 thì số vốn doanh nghiệp vay mượn sẽ lớn hơn vốn chủ sở hữu hiện có. Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trả nợ và khi có biến động lãi suất ngân hàng.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Được hiểu là tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ số này giúp thể hiện mối liên quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay. Chỉ số này chứng tỏ doanh nghiệp còn yếu trong khả năng tự chủ tài chính và chưa tận dụng được lợi thế của đòn bẩy nợ.
Hệ số chi trả lãi vay
Đây là chỉ số nhận biết khả năng đảm bảo việc trả lãi của doanh nghiệp. Đồng thời cũng chỉ ra khả năng tài chính mà doanh nghiệp tạo ra để chi trả khoản vốn trong suốt quá trình kinh doanh.
Hệ số này được xác định bằng công thức chia thu nhập của công ty trước thuế và lãi suất trong một thời gian cụ thể cho các khoản thanh toán lãi của công ty đáo hạn trong khoảng thời gian đó.
Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả
Sử dụng đòn bẩy tài chính, đòn bẩy nợ luôn có tính hai mặt. Một là công cụ đắc lực giúp gia tăng nguồn vốn kinh doanh và tăng trưởng cho doanh nghiệp. Hai là dẫn đến rủi ro nếu doanh nghiệp không biết tận dụng hiệu quả. Để sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý những yếu tố sau.
-Cần có định hướng đúng và tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính.
-Chỉ nên đăng ký khoản vay phù hợp với mức có thể chi trả ổn định.
-Tập trung vào dòng tiền để thu lợi nhuận cao.
-Cần thận trọng trong khâu đánh giá tài sản mà bạn dự tính dùng đòn bẩy để mua. Bởi giá trị tài sản đó sẽ tăng hoặc giảm theo kỳ. Bạn nên xây dựng chiến lược tài chính thấp hơn so với mục tiêu hướng đến.
-Lựa chọn các đơn vị tài chính đáng tin cậy khi vay vốn. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng uy tín có mức lãi suất ổn định, rõ ràng để phòng ngừa rủi ro phá sản.
-Luôn cân nhắc rủi ro trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính quan trọng nào.
Đòn bẩy tài chính có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận, nhưng cũng có thể khiến họ phải trả giá đắt hơn nhiều so với số tiền đã vay. Đòn bẩy tài chính nên dành cho các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm, cùng khả năng chấp nhận rủi ro cao.