Thứ Năm 01/03/2024

Nguyên tắc quản trị rủi ro và tối ưu hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

Nguyên tắc quản trị rủi ro là điều các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi bước chân vào thị trường chứng khoán. Bởi, thị trường chứng khoán hấp dẫn và tiềm năng nhưng chứa đựng rất nhiều nguy cơ mất tiền. Khi thị trường biến động, nhà đầu tư ra quyết định dựa trên cảm xúc thường rơi vào tình huống mua đỉnh bán đáy. Vậy làm cách nào tránh mắc sai lầm và tối ưu hiệu quả? Dưới đây là những nguyên tắc quản trị rủi ro.

GM Invest

Nguyên tắc phân bổ tài sản

Phân bổ tài sản phù hợp là cách lựa chọn các loại tài sản đầu tư khác nhau trong danh mục đầu tư của mình để đáp ứng một mục tiêu cụ thể. Các loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, các quỹ đầu tư và tiền mặt…

Nguyên tắc phân bổ tài sản

Xem thêm:

Kinh nghiệm chọn cổ phiếu tốt từ chuyên gia

Những lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Nếu bạn có mục tiêu tăng trưởng tài sản của mình và sẵn sàng chấp nhận rủi ro thị trường để đạt được mục tiêu đó, thì bạn có thể quyết định đặt 80% tài sản của mình vào cổ phiếu và chỉ 20% vào trái phiếu. Những người sắp nghỉ hưu có thể lựa chọn một quỹ với chứng khoán tạo thu nhập thụ động từ cổ tức.

Trước khi bạn quyết định tỷ lệ phân chia các loại tài sản trong danh mục đầu tư của mình, hãy tìm hiểu về thời gian sẽ đầu tư để đạt được lợi nhuận kỳ vọng, cũng như những rủi ro và lợi nhuận có thể đạt được của từng loại tài sản.

Các loại tài sản khác nhau có các mức lợi nhuận tiềm năng và rủi ro thị trường khác nhau, hiệu suất trong quá khứ cũng không đảm bảo kết quả trong tương lai. Và việc phân bổ tài sản không đảm bảo bạn chắc chắn sẽ thu về lợi nhuận và tránh xa được những rủi ro khi đầu tư.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là quá trình lựa chọn nhiều khoản đầu tư khác nhau trong mỗi loại tài sản, điều này có thể giúp những người đang tìm cách giảm thiểu rủi ro đầu tư. Đa dạng hóa giữa các loại tài sản cũng có thể giúp giảm bớt tác động của những biến động lớn của thị trường đối với danh mục đầu tư của bạn.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Xem thêm:

Danh mục đầu tư là gì, các loại danh mục đầu tư

Nhà đầu tư chuẩn bị gì trước khi đầu tư chứng khoán

15 cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán

Nếu chỉ đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, bạn sẽ gặp rủi ro lớn hơn khi chỉ dựa vào kết quả hoạt động của công ty đó để phát triển khoản đầu tư của mình. Điều này được gọi là “rủi ro chứng khoán đơn lẻ” – khoản đầu tư của bạn sẽ biến động lớn phụ thuộc vào giá của một cổ phiếu đang nắm giữ.

Nhưng thay vào đó, nếu bạn mua cổ phiếu của 15 hoặc 20 công ty trong một số ngành khác nhau, bạn sẽ giảm rủi ro đầu tư bằng cách giảm thiểu khả năng thua lỗ đáng kể. Nếu lợi tức của một khoản đầu tư đang giảm, thì lợi tức của khoản đầu tư khác có thể tăng lên, điều này có thể giúp bù đắp cho hoạt động kém hiệu quả.

Nhưng các nhà đầu tư cũng nên cẩn thận với sự chồng chéo khi đầu tư vào các quỹ đầu tư. Nhiều người thường nghĩ rằng họ đa dạng hóa vì họ sở hữu một vài quỹ ETF khác nhau, nhưng nếu những quỹ đó đều được đầu tư vào cùng một loại cổ phiếu hoặc tương tự nhau, khi những công ty hoặc lĩnh vực đó gặp khó khăn, các nhà đầu tư có thể mất một khoản tiền lớn.

Giảm sự biến động của danh mục đầu tư

Một trong những cách dễ nhất để giúp giảm bớt sự biến động trong danh mục đầu tư là giữ một số phần trăm được phân bổ cho tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Điều này có thể giúp nhà đầu tư không phải bán các tài sản khác khi cần thiết gây thua lỗ nếu thị trường đi xuống.

Giảm sự biến động của danh mục đầu tư

Giữ lượng tiền mặt bao nhiêu phụ thuộc vào thời gian và mục tiêu của nhà đầu tư. Nếu giữ quá nhiều tiền mặt trong thời gian dài, khoản đầu tư có thể không thu về đủ lợi nhuận để theo kịp lạm phát.

Một số cách khác để làm giảm sự biến động của danh mục đầu tư, bao gồm:

Mua trái phiếu

Nếu bạn không thường xuyên tái cân bằng danh mục đầu tư (chủ động hoặc tự động), để giảm bớt biến động của thị trường, bạn có thể nắm giữ trái phiếu trong danh mục đầu tư của mình.

Trái phiếu có thể không được coi là nơi trú ẩn an toàn như trước đây, nhưng trái phiếu có thời hạn thấp hơn vẫn có thể đóng vai trò phòng thủ trong danh mục đầu tư đa dạng. Và trái phiếu thường có thể được sử dụng để tạo ra một dòng thu nhập ổn định có thể được tái đầu tư hoặc sử dụng cho chi phí sinh hoạt và đảm bảo an toàn khi thị trường đi xuống.

Tái cân bằng

Tái cân bằng danh mục đầu tư là một cách để điều chỉnh hỗn hợp tài sản của các khoản đầu tư. Nó có nghĩa là sắp xếp lại danh mục đầu tư để phù hợp với mục tiêu mong muốn của nhà đầu tư .

Tái cân bằng danh mục đầu tư là một cách để điều chỉnh hỗn hợp tài sản của các khoản đầu tư

Việc phân bổ các khoản đầu tư mong muốn trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư có sự kết hợp của các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, hàng hóa và bất động sản phù hợp với mục tiêu tài chính và chấp nhận rủi ro cá nhân của mỗi người.

Ví dụ: Một nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro thận trọng có thể xây dựng danh mục đầu tư có nhiều tài sản ít biến động hơn, chẳng hạn như trái phiếu. Nhà đầu tư thận trọng có thể có danh mục đầu tư với 60% trái phiếu và 40% cổ phiếu. Ngược lại, một nhà đầu tư trẻ tuổi có thể cảm thấy thoải mái hơn với các tài sản rủi ro hơn và xây dựng danh mục đầu tư với nhiều cổ phiếu hơn. Danh mục đầu tư của nhà đầu tư trẻ tuổi có thể phân bổ tài sản gồm 70% cổ phiếu và 30% trái phiếu.

Tuy nhiên, các loại tài sản khác nhau có thể sẽ có lợi nhuận khác nhau và tỷ lệ thay đổi theo mục tiêu từng thời điểm.

Ví dụ: Nếu nhà đầu tư đang có danh mục 80% cổ phiếu và giá đã tăng mạnh trong một năm. Khi đó, họ có thể có nhu cầu giảm tỷ lệ cổ phiếu xuống chỉ còn 70% cổ phiếu theo mục tiêu mới để bảo toàn lợi nhuận đã có.

Các nhà đầu tư cũng có thể đăng ký tái cân bằng tự động. Nếu không tái cân bằng, danh mục đầu tư hỗn hợp có thể trở nên nặng về cổ phiếu hoặc nặng về ngành, điều này có thể làm tăng đáng kể rủi ro.

Chiến lược trung bình giá

Có nhiều nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng bằng cách cố gắng lựa chọn đúng cổ phiếu và bán nó đúng thời điểm. Nhưng có một cách để quản trị rủi ro khi đầu tư chứng khoán đó là áp dụng chiến lược: Trung bình giá (dollar-cost averaging).

Chiến lược trung bình giá

Chiến lược trung bình giá nghĩa là các nhà đầu tư đóng góp cùng một số tiền theo định kỳ (thường là một hoặc hai lần một tháng) vào tài khoản đầu tư. Khi thị trường đi xuống, số tiền đó sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn. Khi thị trường đi lên, cũng số tiền đó sẽ mua được ít hơn. Thị trường thường tăng theo thời gian dài, giá trung bình của cổ phiếu bạn mua sẽ thấp hơn giá của những cổ phiếu đó trong tương lai.

Trung bình giá là chiến lược đầu tư đều đặn và kỷ luật và có thể giúp làm dịu tác động của những biến động thị trường trong danh mục đầu tư của bạn. Đối với những người đang băn khoăn về cách giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, đây là một chiến lược đầu tư có hệ thống và có thể giúp bạn tránh đưa ra các quyết định đầu tư theo cảm tính.

Để chiến lược này hiệu quả, hãy tập trung vào những công ty có mức tăng trưởng bền vững theo thời gian.

Phân tích rủi ro đầu tư

Khả năng chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư được chia ra các mức độ khác nhau, bao gồm: Khả năng chấp nhận rủi ro cao, vừa phải hoặc thận trọng.

Phân tích rủi ro đầu tư

Xem thêm:

Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán và cách phòng tránh

Những loại cổ phiếu không nên mua để tránh gặp sóng gió

Tuy nhiên, cách phân chia đó cũng khá chủ quan. Ví dụ, mức độ “vừa phải” với một nhà đầu tư trẻ tuổi sẽ khác với một nhà đầu tư lớn tuổi.

Thậm chí, một nhà đầu tư cũng sẽ không biết mình sẽ phản ứng như thế nào khi thị trường sụt giảm cho đến khi nó xảy ra. Hoặc một người có thể sẽ rất phấn khích khi vừa được thừa kế (hay may mắn kiếm được một số tiền lớn), nhưng sẽ rất dè dặt sau khi phải thanh toán một hóa đơn viện phí lớn.

Các yếu tố quyết định mức độ chấp nhận rủi ro và nguyên tắc quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán để đầu tư an toàn và tối ưu hiệu quả
Để xác định rõ mức độ rủi ro đầu tư, trong ngành tài chính thường sử dụng một bảng câu hỏi hoặc dựa trên danh mục đầu tư hiện tại để xác định một “điểm rủi ro” cụ thể.

Có một cách khác là phân tích danh mục đầu tư hiện tại sẽ như thế nào trong thời kỳ suy thoái đã từng diễn ra (năm 2000 hoặc 2008).

Kiểm tra lại danh mục đầu tư và mục tiêu hiện tại giúp nhà đầu tư có thể tạo ra kế hoạch đầu tư hiệu quả hơn. Nhà đầu tư có thể sắp xếp lại danh mục hiện có để giảm bớt áp lực hoặc chủ động hơn về quản trị rủi ro trong danh mục đầu tư chứng khoán của mình.

Đưa ra biên độ an toàn

“Mua thấp, bán cao” là một câu quen thuộc trong ngành tài chính, nhưng thực sự để khái niệm này hoạt động hiệu quả lại không đơn giản. Bạn sẽ không biết khi nào là cao và khi nào là thấp để đưa ra quyết định chắc chắn đúng.

Đưa ra biên độ an toàn

Các yếu tố quyết định mức độ chấp nhận rủi ro và nguyên tắc quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán để đầu tư an toàn và tối ưu hiệu quả
Các nhà đầu tư giá trị xác định biên độ an toàn bằng cách chỉ mua một cổ phiếu nếu giá thị trường hiện tại của nó thấp hơn đáng kể so với giá trị nội tại mà họ cố gắng xác định và tin là nó đúng.

Ví dụ: Một nhà đầu tư sử dụng biên độ an toàn 20% sẽ quan tâm tới một cổ phiếu có giá trị nội tại ước tính là 100 USD/cổ phiếu nhưng giá mỗi cổ phiếu hiện đang được giao dịch ở mức 80 USD hoặc thấp hơn.

Nếu giá trị tài sản bị định giá càng thấp so với giá trị thực tế, thì đầu tư vào tài sản đó sẽ càng mang lại lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro thua lỗ. Nên biên độ an toàn càng cao thì tiềm năng thu được lợi nhuận chắc chắn càng cao và và rủi ro càng thấp.

Biên độ an toàn của mỗi nhà đầu tư có thể khác nhau có thể là 20% hoặc 30% hoặc thậm chí 40%. Biên an toàn phụ thuộc vào mức độ người đó cảm thấy thoải mái.

Để xác định giá trị nội tại có thể phải nghiên cứu khá phức tạp. Bạn có thể bắt đầu với tỷ lệ P/E và so sánh với tỷ lệ P/E của các công ty khác trong cùng ngành.

Con số này càng thấp so với đối thủ cạnh tranh thì cổ phiếu càng “rẻ”. Con số càng cao thì càng “đắt”.

Xác định mức tổn thất tối đa

Xác định mức tổn thất tối đa là một phương pháp các nhà đầu tư có thể sử dụng để quản lý việc phân bổ tài sản của họ. Nó giúp các nhà đầu tư không đưa ra những quyết định cảm tính khi có biến động trên thị trường.

Xác định mức tổn thất tối đa

Để đánh giá rủi ro cho danh mục đầu tư, bạn cần đo mức sụt giảm tối đa từ đỉnh giá cao nhất của tài sản xuống mức đáy thấp nhất trong một khoảng thời gian.

Chiến lược này tính được giới hạn thua lỗ tối đa một người có thể chấp nhận được và sử dụng tỷ lệ phần trăm đó để xác định phân bổ tài sản phù hợp. Nhưng việc phân bổ tài sản đó không nhất thiết phải phù hợp với tất cả mọi người. Nó là một kế hoạch riêng của từng nhà đầu tư khác nhau.

Các yếu tố quyết định mức độ chấp nhận rủi ro và nguyên tắc quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán để đầu tư an toàn và tối ưu hiệu quả.

Các bước cơ bản xác định mức tổn thất

Dựa trên lịch sử thị trường, nhà đầu tư chọn mức lỗ tối đa có thể xảy ra đối với cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ví dụ: kể từ năm 1926, chỉ có 3 năm tổng lợi nhuận của S&P 500 thấp hơn -30%. Năm thấp nhất là năm 1931, ở mức -44,20%. Vì vậy, nhà đầu tư có thể chọn 40% là con số thua lỗ tối đa có thể xảy ra, hoặc có thể là 35% hoặc 30%.

Tiếp theo, dựa trên cảm nhận cá nhân về những mức sụt giảm trên thị trường, nhà đầu tư chọn số tiền tối đa mà họ sẵn sàng mất trong năm tới. Tùy thuộc vào từng cá nhân để xác định con số này. Nó có thể là 20% hoặc 30%, hoặc một mức ở giữa.

Cuối cùng, nhà đầu tư chia số lỗ tối đa của danh mục đầu tư cá nhân đó cho số lỗ tối đa có thể xảy ra giả định. (Ví dụ: 0,20 chia cho 0,35 = 0,57 tương đương 57%.)

Trong ví dụ này, khi giá trị thị trường đang ở mức trung bình (hay có mức giá hợp lý), nhà đầu tư có thể phân bổ 57% cho tài sản chứng khoán. Nhà đầu tư có thể tăng hoặc giảm các con số tùy thuộc vào những gì đang xảy ra trên thị trường.

Rủi ro khi đầu tư chứng khoán luôn tồn tại và không thể tránh khỏi. Bất kể bạn đầu tư theo chiến lược nào, quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán là vô cùng quan trọng để giữ cho khoản tiền đầu tư của bạn được an toàn hơn và tổn thất ở mức tối thiểu.

Cùng tác giả

thị trường chứng khoán hôm nay 17-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 17/07/2024

Thị trường chứng khoán có lượng mua tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng nên chỉ số chung VN-Index giữ được sắc xanh, trong đó VN30...
thị trường chứng khoán hôm nay 16-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 16/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch trầm lắng với mức thanh khoản khá thấp. Hiện tại, một số đại diện ngành Điện được hưởng...
thị trường chứng khoán hôm nay 09-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 09/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co quanh vùng 1280, thanh khoản có cải thiện do lượng bán mạnh tay vào rổ VN30 nhưng luôn...