Thứ Năm 18/12/2023

Thị trường con gấu là gì, hướng đi của thị trường con gấu

Thị trường con gấu (Bear Market) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đầu tư. Trong thị trường con gấu, giá cổ phiếu sụt giảm sâu kéo theo tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Nhất là với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

GM Invest

Nguyên nhân của thị trường con gấu là gì?

Các nhà kinh tế từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã xác định: Thị trường con gấu xảy ra khi có sự giảm giá trị 20% trở lên của một chỉ số thị trường chứng khoán quan trọng, với khoảng thời gian kéo dài trong vài tháng.

 Thị trường con gấu xảy ra khi có sự giảm giá trị 20% trở lên
Thị trường con gấu xảy ra khi có sự giảm giá trị 20% trở lên

Tìm hiểu thêm:

Thị trường con bò là gì, nhà đầu tư cần làm gì ở thị trường bò
Thị trường chứng khoán là gì, vai trò của thị trường chứng khoán
Thị trường phi tập trung là gì

Nguyên nhân lớn nhất gây ra thị trường con gấu là do nền kinh tế suy yếu, tăng trưởng chậm và có dấu hiệu đi xuống. Ngoài ra, một số diễn biến tiêu cực như khủng hoảng chính trị, chiến tranh, đại dịch cũng có thể là một phần nguyên nhân của hiện tượng này.

Vì vậy, các nhà đầu tư cần theo dõi các chỉ số kinh tế quan trọng như việc tuyển dụng, tăng trưởng lương, lạm phát và lãi suất để có thể đánh giá được tình hình kinh tế. Dưới đây là một số nguyên nhân của thị trường con gấu.

Nền kinh tế suy yếu

Khi nền kinh tế đang trên đà suy yếu, các nhà đầu tư thường có tâm lý bi quan và thiếu lòng tin vào triển vọng kinh doanh của các công ty. Điều này dẫn đến sự giảm giá trên thị trường chứng khoán.

Nguyên nhân lớn nhất gây ra thị trường con gấu là do nền kinh tế suy yếu
Nguyên nhân lớn nhất gây ra thị trường con gấu là do nền kinh tế suy yếu

Xem thêm:

5 sai lầm phổ biến nhất về đầu tư mà F0 nên tránh
Chiến lược “Mua tin đồn – Bán tin tức trong giao dịch chứng khoán
Vì sao nên đầu tư chứng khoán dài hạn

Tâm lý của nhà đầu tư

Khi nhận thấy kinh tế đang có dấu hiệu giảm, các nhà đầu tư trở nên lo ngại về lợi nhuận của công ty trong tương lai gần. Từ đó, họ bán ra cổ phiếu khiến giá thị trường bị đẩy xuống. Thị trường con gấu thường cũng có thể tạo ra tín hiệu về tình trạng thất nghiệp và kinh tế khó khăn trong tương lai.

Sự thay đổi chính sách

Sự thay đổi chính sách trong kinh tế hoặc chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể tác động đáng kể đến thị trường tài chính. Các biện pháp điều chỉnh lãi suất, quy mô tiền tệ hoặc chính sách thuế có thể tạo ra sự không chắc chắn và biến động trong thị trường. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

Sự thay đổi chính sách gây ra thị trường con gấu
Sự thay đổi chính sách gây ra thị trường con gấu

Tình hình chính trị

Sự bất ổn về chính trị có thể gây ra tác động lớn đến thị trường tài chính. Ví dụ, cuộc khủng hoảng chính trị có thể khiến người dân mất lòng tin, tạo ra các biến động trên thị trường kinh tế.

Các nguyên nhân dẫn đến thị trường con gấu có thể khác nhau. Khi thị trường chứng khoán hoặc thị trường tài chính chung giảm giá mạnh và xuất hiện nhiều tín hiệu tiêu cực về kinh tế. Thông thường, những tiêu cực đó có thể là khi nền kinh tế suy thoái, triển vọng tăng trưởng kém, khủng hoảng chính trị, đại dịch hay chiến tranh…

Sự bất ổn về chính trị có thể gây ra tác động lớn đến thị trường tài chính, gây ra thị trường con gấu
Sự bất ổn về chính trị có thể gây ra tác động lớn đến thị trường tài chính, gây ra thị trường con gấu

Một ví dụ gần đây nhất là vào năm 2022, thị trường con gấu đã được kích hoạt bởi sự tăng lãi suất mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Xa hơn một chút là trong năm 2020, đại dịch COVID – 19 và các biện pháp phong tỏa, đóng cửa của các quốc gia cũng đã tạo ra thị trường con gấu.

Các giai đoạn của thị trường con gấu

Cũng giống như chu kỳ kinh tế, thị trường con gấu sẽ có 4 giai đoạn cụ thể. Nắm bắt thị trường đang ở giai đoạn nào sẽ giúp nhà đầu tư có chiến lược cùng phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả:

Giai đoạn 1
Đây là thời điểm giá cổ phiếu vẫn còn tăng cao so với kỳ vọng, đi kèm với tâm lý hưng phấn, fomo của nhà đầu tư. Nhưng càng về cuối giai đoạn, khi sự bất an về triển vọng của thị trường và nền kinh tế xuất hiện, các hoạt động chốt lãi và tạm rời bỏ thị trường sẽ bắt đầu diễn ra.

Đây là thời điểm giá cổ phiếu vẫn còn tăng cao so với kỳ vọng
Đây là thời điểm giá cổ phiếu vẫn còn tăng cao so với kỳ vọng

Giai đoạn 2
Thị trường bắt đầu diễn biến tiêu cực. Các chỉ số kinh tế không mấy khả quan cùng với giá cổ phiếu sụt giảm trong một khoảng thời gian dài sẽ kéo theo tâm lý tiêu cực lan rộng khắp thị trường, thậm chí là hoảng loạn và bán tháo.

Giai đoạn 3
Tại thời điểm này, khi giá cổ phiếu đã trở về mức hợp lý, một số nhà đầu cơ, đầu tư cơ bản sẽ tham gia lại thị trường nhằm bắt đáy hoặc mua gom cổ phiếu, tạo thanh khoản giúp một số cổ phiếu và khối lượng giao dịch tăng nhẹ.

Giai đoạn 4
Tại giai đoạn cuối cùng này, đà giảm vẫn còn nhưng đã bắt đầu chậm lại. Giá cổ phiếu về vùng thấp cùng các tin tức tích cực sẽ góp phần thu hút nhà đầu tư trở lại thị trường.

Cách nhận biết thị trường con gấu

Nhận biết thị trường con gấu là một khía cạnh quan trọng trong việc đánh giá và dự đoán xu hướng thị trường tài chính. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của giai đoạn thị trường con gấu đến các nhà đầu tư rất lớn. Dưới đây là một số cách nhận biết thị trường con gấu:

 Cách nhận biết thị trường con gấu là giá cổ phiếu hàng hóa, tiền tệ… giảm liên tục trong một khoảng thời gian kéo dài.
Cách nhận biết thị trường con gấu là giá cổ phiếu hàng hóa, tiền tệ… giảm liên tục trong một khoảng thời gian kéo dài.

Giảm giá sâu và liên tục

Một dấu hiệu rõ ràng của thị trường con gấu là giá trị tài sản như cổ phiếu hàng hóa, tiền tệ… giảm liên tục trong một khoảng thời gian kéo dài. Điều này thường được đo bằng các chỉ số thị trường như giá vàng, chỉ số chứng khoán hoặc tỷ giá tiền tệ.

Khối lượng giao dịch tăng

Trong thị trường con gấu, khối lượng giao dịch thường tăng lên do sự bán ra mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Điều này thể hiện sự lo ngại và áp lực bán từ phía các nhà đầu tư, góp phần làm giảm giá trị tài sản.

Tin tức và sự kiện tiêu cực

Các tin tức và sự kiện tiêu cực như khủng hoảng kinh tế, thay đổi chính sách, cuộc khủng hoảng chính trị, đại dịch, hay tình hình doanh nghiệp kém cũng có thể là dấu hiệu của thị trường con gấu. Sự tác động của những yếu tố này đến tâm lý nhà đầu tư và quyết định đầu tư có thể dẫn đến giảm giá mạnh trên thị trường.

Tình hình doanh nghiệp kém cũng có thể là dấu hiệu của thị trường con gấu
Tình hình doanh nghiệp kém cũng có thể là dấu hiệu của thị trường con gấu

Sự suy giảm của các chỉ số kinh tế

Khi các chỉ số kinh tế quan trọng như tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp, tiêu dùng, xuất khẩu, hoặc chỉ số việc làm giảm sút, đó có thể là dấu hiệu của thị trường con gấu. Các chỉ số kinh tế tiêu cực thường phản ánh sự suy yếu trong nền kinh tế và có thể tác động đến tâm lý nhà đầu tư.

Hành vi nhà đầu tư

Sự sụt giảm và hoảng loạn trong hành vi của nhà đầu tư cũng có thể là dấu hiệu của thị trường con gấu. Khi nhà đầu tư hoảng loạn, họ thường bán ra tài sản để bảo vệ lợi nhuận và tránh rủi ro. Sự tăng lên của hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO) khiến nhà đầu tư hoảng loạn và góp phần làm giảm giá trị tài sản.

Sự hoảng loạn trong hành vi của nhà đầu tư cũng có thể là dấu hiệu của thị trường con gấu
Sự hoảng loạn trong hành vi của nhà đầu tư cũng có thể là dấu hiệu của thị trường con gấu

Nên làm gì trong thị trường con gấu?

Với giai đoạn khó khăn và nhiều tiêu cực trong thị trường con gấu, các nhà đầu tư cần phải cân nhắc thật kỹ khi ra quyết định. Việc nghiên cứu, có kế hoạch đầu tư rõ ràng và kiên nhẫn là những yếu tố quan trọng để đối phó với thị trường con gấu. Dưới đây là một số hướng đi trong thị trường con gấu.

Bán khống có thể là một lựa chọn thuận lợi trong thị trường con gấu.
Bán khống có thể là một lựa chọn thuận lợi trong thị trường con gấu.

Xem thêm:

7 cách lọc cổ phiếu tốt để sinh lời cho nhà đầu tư
7 kênh đầu tư phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Bán khống
Đây là hành vi bán một loại tài sản với giá cao và sau đó mua lại khi giá thấp hơn. Giao dịch ngắn hạn này có thể mang lại lợi nhuận lớn khi tài sản bị giảm giá trị. Bán khống có thể là một lựa chọn thuận lợi trong thị trường con gấu.

Lựa chọn loại cổ phiếu an toàn và có giá trị ổn định
Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nên tìm kiếm nhóm cổ phiếu thuộc các công ty có kết quả hoạt động kinh doanh minh bạch và giá trị ổn định so với cùng kỳ năm trước. Nên lựa chọn những công ty có khả năng duy trì giá trị trong thời gian khó khăn và tạo ra lợi nhuận bền vững.

Chiến lược DCA
DCA (chiến lược trung bình giá) là một chiến lược phân bổ tiền một cách đều đặn và giao dịch trong thời gian dài. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tăng tính ổn định của việc đầu tư.

Cùng tác giả

thị trường chứng khoán hôm nay 17-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 17/07/2024

Thị trường chứng khoán có lượng mua tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng nên chỉ số chung VN-Index giữ được sắc xanh, trong đó VN30...
thị trường chứng khoán hôm nay 16-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 16/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch trầm lắng với mức thanh khoản khá thấp. Hiện tại, một số đại diện ngành Điện được hưởng...
thị trường chứng khoán hôm nay 09-07-2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 09/07/2024

Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co quanh vùng 1280, thanh khoản có cải thiện do lượng bán mạnh tay vào rổ VN30 nhưng luôn...